cả bọn họ tồn tại vì những niềm tin và những giá trị, những hi vọng và
những nỗi sợ hãi của con người.
Các tầng lớp lao động
Quá trình công nghiệp hóa của Tây Âu đã mang lại sự giàu có cho một
số ít người và mang lại những điều kiện sống tồi tệ cho nhiều người, số
nhiều người đó mau chóng tìm được người đấu tranh cho họ, đó là Karl
Marx (1818-1983), và những tác phẩm của ông, nói không quá đáng, đã làm
thay đổi bộ mặt chính trị của tất cả những nơi trên Trái Đất mà ở đó có cái
gọi là chính trị. Chỉ tới cuối thập niên vừa qua, ảnh hưởng đó mới bắt đầu
suy giảm. Nó có thể đã là nạn nhân của chính thành tựu của nó - xét cho
cùng, không có trắc nghiệm thực sự được đưa ra để kiểm nghiệm một lí
thuyết (Đó là nguyên tắc làm nền tảng cho khả năng lớn lao của phương
pháp thực nghiệm trong các khoa học). Và không một lí thuyết chính trị nào
từng trải qua một thử thách thích đáng trừ phi có nhiều người đã được thuyết
phục rằng nó đáng tin cậy.
Ở đây, chúng ta có cơ hội để phát hiện vài điểm nối kết trong số những
điểm nối kết được nhận biết qua suốt lịch sử triết học. Marx không phải là
đồ đệ của Hegel - ở một vài khía cạnh ông ta còn chống đối Hegel rất mạnh
mẽ. Nhưng không một ai ở thời điểm đó lại không đụng chạm tới chủ thuyết
Hegel. Giống như Hegel, Marx cho rằng lịch sử phô diễn một sự tiến triển
tất yếu; không giống Hegel, ông cho rằng lực đẩy của lịch sử là có tính kinh
tế: những điều kiện vật chất của cuộc sống. Giống như Hegel, ông cho rằng
sự tiến bộ chủ yếu là vấn đề giải quyết mâu thuẫn; nhưng đó là mâu thuẫn
giữa những quyền lợi kinh tế của những khu vực khác nhau trong xã hội - đó
là quan điểm ‘đấu tranh giai cấp’ nổi tiếng của những người macxit và ông
duy trì một phiên bản của học thuyết mà chúng ta đã thấy là rất quan trọng
đối với Hegel: giá trị của việc tiếp cận ‘Cái Khác’ của bạn, tức cái gì đó ‘có
điều gì của chính bạn trong đó’, như chúng ta thường nói.
Marx đã tận dụng ý tưởng này trong phân tích của ông về hệ thống kinh
tế đương đại, đặc trưng bởi mâu thuẫn về quyền lợi giữa các tầng lớp lao