động với những nhà tư bản, là những người sở hữu ‘những phương tiện sản
xuất’ (chẳng hạn những nhà máy). Ông dành rất nhiều thiện cảm cho những
người bị áp bức, những công nhân. Điều chủ yếu là họ, vì phải mưu sinh
trong khi không có gì để khác để bán đi, nên phải bán sức lao động của họ -
để đổi lấy tiền công. Tiền công không bao nhiêu, vì những kẻ mua sức lao
động của họ chỉ trả họ đủ mức cần thiết để họ đủ sống để tiếp tục bán sức
lao động. Điều này chỉ khiến cho cuộc sống của họ và gia đình họ ngày càng
thêm khốn cùng.
Nhưng còn một nét đặc trưng khác, có tính tinh thần, cũng đè nặng lên
họ - đó là công việc họ đang làm không thực sự là công việc của họ: ‘công
việc hoàn toàn ở bên ngoài người công nhân, nó không phải là một phần của
bản chất của họ… không phải là sự thỏa mãn một nhu cầu, mà chỉ là phương
tiện để thỏa mãn những nhu cầu khác. … Trong công việc anh ta không
thuộc về chính mình mà thuộc về một ai khác’. Nhu cầu không được thỏa
mãn đó, là nhu cầu biểu đạt bản thân trong công việc mà người ta thực hiện.
Chẩn đoán bệnh là một chuyện, chữa bệnh là chuyện khác. Hóa ra là có
thể trải nghiệm sự tha hóa khi công việc không phải của mình mà của Nhà
nước cũng như khi công việc không phải của mình mà của công ti. Sự đồng
nhất này với những lợi ích của cộng đồng, khi cộng đồng là lớn rộng và
phức tạp, thì không dễ thực hiện hoặc duy trì. Và ngay cả trong trường hợp
đó, nó cũng chỉ giúp cho công việc trở thành có thể chịu đựng được. Nếu
việc bạn làm là túc trực cạnh một băng chuyền đậy nắp các hũ mứt quả
nghiền, thì sự việc sẽ bớt phần khó chịu nếu đó là làm việc cho Đất mẹ Nga
thay vì cho Tập đoàn Mứt quả Toàn cầu. Nhưng nó cũng chẳng làm được gì
để khiến cho công việc trở thành tích cực, một biểu đạt của nhân cách của
bạn hoặc của những kĩ năng hoặc phương tiện để triển khai tiềm năng của
bạn. Ngày nay chúng ta nói về ‘sự thỏa mãn trong nghề nghiệp’. Không phải
tất cả chúng ta đều có được sự thỏa mãn đó - vấn đề vẫn chưa biến mất.
Phụ nữ