thể làm điều A theo cách phù hợp với quan điểm của bạn về chính bạn - liệu
nó kéo theo sự phản bội những lí tưởng mà cho tới lúc đó bạn vẫn trân trọng
và nỗ lực sống phù hợp với chúng? Bạn sẽ cảm thấy ra sao về việc thực hiện
nó? Hoặc thêm nữa, dù những hậu quả có thể là dễ chịu, liệu nó có trái với
một số trách nhiệm, hoặc một số bổn phận mà bạn mắc phải? Bổn phận đối
với những ai? - và liệu bạn có vi phạm những bổn phận khác nếu bạn không
làm điều đó? Những bổn phận đối với bạn hữu và gia đình có là ưu tiên so
với trách nhiệm đối với Nhà nước, hay ngược lại? Và nếu bạn theo một tôn
giáo nào đó, thì tôn giáo đó nói gì về sự chọn lựa của bạn? Tất cả những vấn
đề phức tạp này chỉ là tiềm ẩn trong tập Crito, vì Socrates đã cố gắng để làm
cho mọi nhân tố liên quan hoặc trở thành trung tính (sẽ không khác biệt
nhiều về trường hợp các con ông, dù ông chọn cách nào, với các bạn ông
cũng vậy) hoặc đều trở về cùng một hướng. Nhưng không cần nhiều tưởng
tượng cũng đủ để thấy có sự tiềm ẩn của tình trạng khó xử về mặt đạo đức
gây nên sự đau đớn.
Một số người mong đợi triết học sẽ cho chúng ta biết những giải đáp
cho những vấn đề đạo đức. Nhưng trừ phi nó có thể bằng cách nào đó giản
lược những điều phức tạp như chúng ta đã thấy, bằng không những triển
vọng về giải đáp nói trên là không mấy khả quan. Vì nó sẽ phải chỉ ra cho
chúng ta thấy, một cách thuyết phục, rằng chỉ có một cách đúng đắn để đánh
giá đúng mọi sự cân nhắc khác nhau. Socrates đã có nỗ lực đơn giản hóa khi
(bắt đầu từ đoạn 48c) ông cố gắng quy mọi thứ vào chỉ một vấn đề. Kant,
mà tôi đã đề cập
đã có nỗ lực đơn giản hóa khi đặt cơ sở của đạo
đức trên chỉ một nguyên tắc liên quan mật thiết với câu nói quen thuộc rằng
‘điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người đều làm như vậy?’. Một số người cố gắng
đơn giản hóa theo cách khác, khuyên chúng ta không nên nghĩ về mặt trách
nhiệm và bổn phận mà chỉ về những hậu quả của những hành động đề xuất
của chúng ta đối với những ai sẽ chịu tác động của những hành động đó.
Chúng ta sẽ xem xét kĩ lưỡng hơn về loại quan điểm này ở Chương 5.