vong như một bản án khả hữu khác. Gộp chung lại, đó là sự ưng thuận tự
nguyện đối với thể chế của Athens. Giờ đây, liệu ông có ý định (ngược lại
với những gì ông tuyên bố công khai ở đoạn 49e) hủy bỏ thỏa thuận của
ông?
Nhiều điểm trong luận cứ của Socrates đã được tiến hành đúng theo
nguyên tắc ở mức độ cao, đôi khi cao tới mức gây choáng váng - như khi
ông nói rằng so sánh với tầm quan trọng của việc thực thi điều đúng đắn, thì
những vấn đề về thanh danh (của bạn hữu ông cũng như của chính ông) và
về nuôi dạy con cái là không đáng chú ý. Nhưng nơi đây, ở những trang cuối
tập Crito, từ đoạn 52c tới cuối, có những dấu hiệu cho thấy ông có thủ thế.
Dù ông có muốn bảo đảm là thuyết phục được những ai không bị thuyết
phục bởi những nguyên tắc cao cả của ông, hoặc phải chăng chính ông
không hoàn toàn thoải mái khi để cho toàn bộ vấn đề tùy thuộc nơi họ, thì
vẫn có sự kiện là vấn đề thanh danh, những hiểm nguy mà bạn hữu ông có
thể phải gánh chịu, viễn cảnh lưu vong, và sự giáo dục con cái ông, tất cả đã
tái xuất hiện.
Ở một trang trước, không xa, Socrates đã bảo Crito đừng bận tâm về ý
kiến của đám đông. Nhưng Luật pháp và Nhà nước nghĩ rằng ít nhất cũng
đáng lưu ý rằng ông đang có nguy cơ biến mình thành trò cười (53a), và
phải nghe nhiều lời phản đối ông (53e), và khiến cho những thành viên của
bồi thẩm đoàn có lí do để nghĩ rằng họ đã đưa ra quyết định đúng đắn
(53b/c) (Điều quan trọng hơn đối với một trong những nguyên tắc của
Socrates là chính ông sẽ hổ thẹn nếu ông không giữ lời đúng như những gì
ông dã tự hào tuyên bố trước tòa (52c) - sự trung thực của ông phải là quan
trọng đối với ông hơn là điều nói trên). Ông cần phải nghĩ về những hậu quả
thiết thực: nếu ông đào thoát, các bạn ông sẽ gặp nguy hiểm (53b), cuộc
sống lưu vong của ông sẽ không bõ công và mất giá trị (53b-53e). Và cuối
cùng (54a), điều đó sẽ có lợi gì cho con cái ông? Ông sẽ nuôi dạy chúng tại
Thessaly (lại vẫn Thessaly!), chúng cũng sống lưu vong? Và nếu chúng
được nuôi dạy tại Athens, có khác biệt nào giữa việc ông chết đi với việc chỉ