thể hiện. Như thế ông bị ràng buộc bởi những ước muốn của Nhà nước đó,
và thật lố bịch khi giả định rằng ông có thể có quyền trả đũa lại nó.
Điểm cuối cùng thực sự là không cần thiết nêu ra, vì Socrates đã từng
nói rằng dù sao thì sự trả đũa cũng là sai trái. Nhưng ta có thể thấy là ông
thủ thế tới hai lần: ngay cả khi sự trả đũa đôi khi là đúng, như nhiều người
nghĩ vậy, thì đó không phải là để áp dụng trong trường hợp này, khi Nhà
nước, giống như người cha, là đối tác. Về vấn đề ông bị ràng buộc bởi
những ý muốn của Nhà nước, quan niệm toàn trị này về những quyền hạn
của Nhà nước và quan điểm tương ứng về thẩm quyền của người cha có tính
quy định hơn là được biện minh, trong đoạn này. Điều này không gây ngạc
nhiên, vì chẳng dễ dàng chút nào để biện minh học thuyết rằng Nhà nước,
do vai trò của nó trong cuộc sống của những cá nhân, mà có được quyền sử
dụng họ như thể những đồ tạo tác vô tri được tạo ra vì những mục đích của
chính Nhà nước. Một Nhà nước có thể làm một số điều cho những công dân
của nó, nhưng liệu có thể quan niệm vì vậy mà những công dân không có
quyền tuyên bố rằng mình có những mục đích riêng, ngoài những gì mà Nhà
nước cho phép? Và một khi chúng ta thừa nhận rằng Socrates có quyền có
một số mục đích riêng độc lập với ý muốn của thành Athens, vậy việc còn
tồn tại (nếu đó là điều ông muốn) chẳng thể là một trong những mục đích
đó? Crito, nếu anh ta không phải là người ‘cái gì cũng xin vâng’, hẳn phải có
nhiều điều để nói vào lúc này.
Tuy nhiên, ở đoạn 51d những đối thủ tưởng tượng của Socrates đưa vào
một luận điểm mà nếu là đúng, sẽ tạo sự khác biệt rất lớn: Socrates với ý chí
tự do bắt đầu tiến hành một thỏa thuận với họ để tôn trọng và tuân thủ luật
pháp. Không phải là ông đã kí một văn bản hoặc đưa ra một phát biểu chính
thức; nhưng cách ứng xử của ông đã là dấu hiệu đủ để là sự thỏa thuận của
ông. Vì luật pháp cho phép ông, với tư cách một người trưởng thành, mang
theo mọi tài sản và rời khỏi Athens mà không phải chịu bất kì hình phạt
thích đáng nào. Ông đã ở lại. Trong suốt bảy mươi năm, ông chưa từng rời
Athens dù chỉ là trong thời gian ngắn, trừ thời gian ông thi hành nghĩa vụ
quân sự. Trước tòa, ông đã nói rõ rằng ông không quan tâm tới việc sống lưu