TRIẾT HỌC - Trang 21

Tới đây Socrates đề xuất hai tiền đề rất ít gây tranh cãi: làm điều có hại

cho người khác; là sai trái (49c), và hủy bỏ một thỏa thuận đúng đắn là sai
trái (49e). Lúc này ông chuẩn bị để biện giải rằng nếu ông cố gắng đào thoát
là ông vi phạm cả hai điều trên. Phía bị hại sẽ là Nhà nước Athens và luật
pháp của nó; ông tưởng tượng cả hai được nhân cách hóa để đứng ra đề xuất
vụ kiện.

Trước nhất, là ông sẽ làm cả hai bị tổn hại (50a-50b), như vậy, sẽ là ông

‘có ý định hủy diệt họ’. Điều này có vẻ kì cục - vì chắc chắn điều duy nhất
Socrates định làm là thoát khỏi bị hành hình? Nhưng câu tiếp theo cho
chúng ta biết điều nói trên có ý nghĩa gì: nếu điều ông dự định làm lại được
lấy làm khuôn mẫu, thì hậu quả sẽ là sự sụp đổ của luật pháp và do vậy cũng
là sự sụp đổ của Nhà nước. Cả Nhà nước và Luật pháp đều không thể tồn tại
nếu những tù nhân phớt lờ những phán quyết của các tòa án. Điều chúng ta
có ở đây là sự viện dẫn một luận cứ rất quen thuộc: ‘Điều gì xảy ra nếu mọi
người đều xử sự giống như vậy?’. Khi tôi làm điều gì đó, thì như thể tôi trao
cho mọi người khác cái quyền làm giống như vậy, và tôi phải cân nhắc
những hậu quả của việc trao quyền đó, chứ không chỉ là hậu quả của hành
động cá nhân của tôi. Triết gia người Đức

Immanuel Kant

(1724-1804), mà

một số người coi là triết gia có ảnh hưởng nhất trong thời hiện đại, coi điều
này là nguyên tắc cơ bản của đức lí (tuy nhiên ông diễn đạt nó theo cách
phức tạp hơn nhiều). Tất cả chúng ta đều nghe nói về nó, tất cả chúng ta đều
lâm vào tình trạng bối rối vì nó, và nó bất ngờ xuất hiện vào năm 400 TCN.

Thứ hai, Nhà nước và Luật pháp đề xuất ý kiến (50c) rằng

Socrates

hủy

bỏ một thỏa thuận trước đó. Nhưng từ đoạn này tới đoạn 51d, điều mà Nhà
nước và Luật pháp phải nói ra dường như chẳng phải là về một luận cứ, hiểu
theo nghĩa thông thường - không có sự đồng ý tự nguyện về bất kì điều gì về
phần Socrates được đề cập ở đây. Có lẽ điều đó được diễn tả thích đáng hơn
khi xem nó như những bổn phận bắt nguồn từ niềm tri ân, hoặc lòng tôn
trọng của một sinh thể đối với nguồn sáng tạo ra nó, hoặc là cả hai. Chủ đề
chính của đoạn này là Nhà nước Athens, được so sánh với người cha, đã tạo
ra Socrates như ông hiện là, và ông không thỏa mãn với cách mà Nhà nước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.