nào đó có thể là kì quái. Bạn sẽ thấy triết học của Hegel bớt phần kì quái,
ngay cả khi bạn vẫn không tin vào nó chút nào, sau khi bạn đã đọc tập
Introduction to the Philosophy of History (Dẫn nhập vào Triết học về Lịch
sử). Nào, cố lên.
Chúng ta bắt đầu với cái được gọi là ‘Ý niệm’. Hãy nghĩ về nó như cái
khá giống với những Ý niệm của Plato - một hệ thống những cái phổ quát
trừu tượng từ đó những sự vật và những sự kiện trên thế giới có được hình
dáng và bản chất của chúng. Nhưng nó khác với của Plato ở hai điểm quan
trọng. Thứ nhất, nó là một hệ thống được cơ cấu hóa chặt chẽ, và cơ cấu của
nó theo một nghĩa nào đó có tính triển khai. Tôi nói ‘theo một nghĩa nào đó’
vì Ý niệm không diễn ra trong thời gian, từng chút một nối tiếp nhau; theo
học thuyết của Hegel, đúng hơn nó là hiện thân của một trật tự tự nhiên của
tư duy, thế nên ý tưởng của một yếu tố tất yếu dẫn tâm trí tới một ý niệm
khác, và ý niệm của hai điều này dẫn tới một ý tưởng thứ ba, và cứ thế cho
tới khi toàn bộ hệ thống được bộc lộ.
Khác biệt lớn thứ hai là trong khi Plato phát biểu như thể những Ý
niệm của ông hiện hữu độc lập với tất cả, thì Ý niệm của Hegel chỉ có thể
hiện hữu khi nó là hiện thân của một cái gì khác. Thế nên phải có ‘Tự nhiên’
- tập hợp quen thuộc của những đối tượng cụ thể bao quanh chúng ta. Và Tự
nhiên, vì nó hiện hữu để là hiện thân của Ý niệm, nó phản ánh mọi thuộc
tính của Ý niệm. Sự ‘triển khai’, trong Ý niệm là có tính ẩn dụ, được hiểu
theo nghĩa đen của sự xuất hiện của những mô hình luôn đổi thay trong Tự
nhiên.
Như vậy giữa Ý niệm và Tự nhiên có tương quan rất mật thiết: cái này
là một dạng của cái kia. Nhưng đồng thời chúng cũng rất khác nhau tới mức
bạn có thể nghĩ chúng đối lập nhau. Ý niệm thì trừu tượng, và không ở trong
thời gian cũng như không gian, trong khi Tự nhiên có tính không-thời-gian
và cụ thể. Ý niệm gồm những cái phổ quát, những khái niệm tổng quát,
trong khi Tự nhiên gồm vô số những sự vật đặc thù. Và nó là vật chất; trong
khi Ý niệm chắc chắn không phải vậy. Hegel dùng vị thế này - sự hiện hữu