Chúng tôi sẽ lần lượt bàn về:
I. Lập trường của triết hiện sinh
II. Những đề tài chính của triết hiện sinh
III. Hai ngành chính của phong rào triết hiện sinh
IV. Kierkegaard, ông tổ hiện sinh chính thực
V. Nietzsche, ông tổ hiện sinh vô thần.
VI. Husserl, ông tổ văn chương triết lý hiện tượng học
VII. Jaspers, hiện sinh hướng về siêu việt
VIII. Marcel, hiện sinh và huyền nhiệm
IX. Sartre, hiện sinh hư vô.
X. Heidegger, hiện sinh và hiện hữu.
LẬP TRUỜNG CỦA TRIẾT HIỆN SINH
Tại sao triết hiện sinh quyến rũ thanh thiếu niên? Tại sao triết
học hiện sinh đã chinh phục được những vị giáo sư lão thành như
J. Wahl? Muốn trả lời những câu hỏi đó, cần nhớ đến những buổi
học về triết học cổ truyền, các sinh viên ngồi nặn óc để hiểu và
học thuộc lòng những ý niệm vô cùng trừu tượng về bản tính, yếu
tính, mô thể, thể cách v.v... Triết học cổ truyền, tự Platon, Aristote
cho đến Descartes, Kant và Hegel, chỉ là một thứ triết học bị
phóng thể: Thay vì giúp con người suy nghĩ về thân phận và định
mệnh của mình, triết học đã khuyến khích con người quên mình
để mãi tìm hiểu những lẽ huyền vi của tạo hóa. Chúng ta biết triết
học của Aristote và của Kinh viện thời trung cổ có tên là: Triết học
về thiên nhiên (philosophie de la nature). Câu định nghĩa của Kinh
viện là: Triết học là khoa học về vạn vật, lấy những nguyên nhân
tối cao để giải nghĩa chúng (La philosophie est la science des