TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 299

quả chín trên cây mà tay ta không với tới. Thế nhưng dụng cụ đặt
ta trong tương quan dụng cụ: Ta là kẻ sử dụng cái dụng cụ đó.
Mà dụng cụ thì có tính chất rất định. Dụng cụ là sự vật hơn các
sự vật khác. Bởi vậy, khi con người sinh hoạt với tinh thần “dụng
cụ” thì con người sẽ sa ngã, sẽ bị dụng cụ lôi xuống hàng sự vật.
Hãy coi những người thợ máy trong phim “Thời mới” (Les temps
modemes) của Charlot: Anh thợ suốt ngày chỉ chuyên môn xoáy
bu-loong, khi hết giờ làm việc, ra đường anh vẫn muốn xoáy cổ
người ta, gặp gì anh cũng xoáy bu-loong.

Sa ngã là hiện hữu không trung thực (inauthentique) của con

người. Nhưng sa ngã lại là điều không tránh được; vì thế,
Heidegger thường gọi hiện hữu con người là bị ném đó
(Geworfenheit, être-jeté). Khi ta ý thức về mình, ta thấy mình đã
bị ném vào thế giới rồi. Ta không có dự phóng. Nhưng ta là dự
phóng; và nói thế để chỉ rằng hiện hữu hình thành hiện hữu, cũng
như ta thấy Heidegger nói “thế giới hình thành thế giới"”. Ta chỉ
phản tỉnh và tự tỉnh sau đó thôi, vì tự tỉnh là tỉnh ngộ về một tình
trạng chưa tự tỉnh. Bình diện chưa tự tỉnh này, chính là bình điện
hiện hữu.

Như vậy thì làm sao thể hiện được một hiện hữu trung thực?

Hình như Heidegger không bận tâm bàn luận dài dòng về vấn đề
này. Qua những sách vở của ông và những khảo luận của các
triết gia nghiên cứu về ông, người ta có thể nêu lên hai điều kiện
của hiện hữu trung thực: Tiếp thông và làm lại (ré-pétition).
Heidegger coi tiếp thông là môi trường của hiện hữu, vì hễ còn
tiếp thông, thì còn hiện hữu, còn tìm ra những bản chất mới của
vạn vật. Trong ý này, Heidegger coi các thi gia là những người
duy nhất còn có khả năng “gọi ra ánh sáng những bản chất còn
ẩn tàng nơi nền Đất”. Nên nhớ thi ca trong triết học Heidegger có
nghĩa đặc biệt là: Sáng tác (poiesis). Khi ông nói đến thi ca, ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.