TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 298

Sa ngã là gì và tại đâu có sa ngã? Sa ngã đây không có ý

nghĩa luân lý nào hết, nhưng chỉ có nghĩa hữu thể học thôi. Đây
sa ngã chỉ nói lên sự an nghỉ của Dasein trong cái “thế giới” mà
nó đã khai minh. Ý thức là cái mà ta ý thức: Nếu ta dừng lại và an
nghỉ nơi cái “thế giới” đó, lập tức ta mất bản chất trung thực của
ta là Dasein. Ta không hiên hữu nữa. Heidegger thường nhắc đến
hai hình thức của sự sa ngã này: Tính chất “thường nhật” và tính
chất “dụng cụ”.

Những người chỉ biết sống như mọi người, coi cái chi cũng

thường, không còn có khả năng bỡ ngỡ: Những người này sống
trong thế giới như những sự vật. Họ coi các hữu thể dưới hình
thức cứng đọng của chúng; và họ bị nhiễm cái vẻ “duy sự” của
cái thế giới mà họ sống đó: Thành thử chính họ cũng tự coi mình
như những sự vật, những hữu thể trơ trơ. Họ quên bản chất khai
minh và tiếp thông của họ; họ quên bản chất của họ là hiện hữu,
tức hữu như một hiện diện. Họ ở trong thế giới, tự đặt mình ở
giữa những sự vật: Họ không hiện diện, không đối diện. Tình
trạng này trở thành vô cùng nguy ngập, nếu chúng ta nhớ rằng
bản chất con người là lo âu, luôn luôn vướng vít với những người
và những vật, vướng vít công việc và vướng vít dự tính. Khi mà lo
âu bị con người dự phóng vào mớ những cái “thường nhật”,
những cái “làm sẵn”, thì sự thể hiện đó càng ngày càng cuốn chặt
ta vào những sự vật, và càng làm ta quên bản chất hiện hữu của
ta.

Đi kèm với cái “thường nhật” này, còn một mối nguy hại khác

nữa: Đó là tính cách “dụng cụ”. Người nào chỉ biết nhìn vạn vật
dưới hình thức dụng cụ, sẽ vướng vào những dụng cụ đó và rồi
sẽ trở thành sự vật như những dụng cụ. Dụng cụ là một trợ lực,
là cái chi nối thêm vào khả năng tác động của ta: Chiếc xe để ta
đi nhanh hơn, cái búa để ta đập cho mạnh, cái sào để ta chọc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.