qua những luồng ánh sáng khác nhau, chúng ta dần dần biết
thêm mãi về sự vật. Cho nên thay vì dùng những câu định nghĩa
trừu tượng và phổ quát, triết hiện sinh chủ trương dùng mô tả.
Mỗi tình trạng mới, mỗi đổi thay của hoàn cảnh, chúng ta thấy
con người để lộ thêm một trắc diện (profil) của họ, và đó là dịp
duy nhất để ta biết họ thêm. Tôi chưa thấy người bạn tôi giận dữ
bao giờ, những đợt có sự khủng hoảng giữa tình bạn hoặc trong
đời sống riêng tư của người bạn, tôi thấy người bạn giận: Đó là
bộ mặt mới của họ, vì mỗi người có một cách giận khác nhau.
Trong một phần sau, khi nói về Husserl, chúng tôi sẽ trình bày
đầy đủ về lối văn mô tả này. Bây giờ chỉ xin nói tổng quát rằng:
Lối diễn tả của triết hiện sinh không trừu tượng như những câu
định nghĩa của triết cổ truyền, nhưng là những trang mô tả về các
cảnh huống của con người có xương có thịt. Thay vì những bộ
luận kết thành bởi những câu định nghĩa phổ quát, xây trên
những câu tam đoạn luận trừu tượng, chúng ta gặp nơi các triết
gia hiện sinh những hình thức văn chương hiện sinh: Nhật ký,
kịch trường, tiểu thuyết.
Kierkegaard và Marcel đã để lại những cuốn nhật ký. Sartre,
Marcel, Camus đã cho xuất bản những kịch triết lý. Sanrtre còn
để lại nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn. Các triết gia khác, như
Heidegger, Jaspers, Merleau-Ponty, Mounier, tuy không viết tiểu
thuyết và kịch bản, nhưng các trang sách của các ông luôn luôn
là những phản ánh sống động của sinh hoạt con người ý thức về
định mệnh của mình. Có thể nói tắt rằng lối văn của triết hiện sinh
là văn mô tả và mô tả nhưng cảnh huống sinh hoạt thực sự của
con người thời đại.
KẾT LUẬN. Triết hiện sinh là triết dạy ta suy nghĩ về thân
phận làm người. Văn của triết hiện sinh là văn mô tả - đôi khi tả
chân quá - nhưng chủ ý của họ không phải gì khác cho bằng