một sự vật hoặc của một người, nhất thiết phải là một trong mười
sự kiện kia.
Bước sang thời triết học nêu cao trí thức, Kant đã bỏ rơi mười
phạm trù của Aristote và đưa ra mười hai phạm trù mới. Vì theo
Kant, chủ quyền phán đoán không thuộc về thiên nhiên nữa,
nhưng thuộc về trí năng của ta (đó là cái ông gọi là cuộc cách
mạng Copernic của ông, theo đó thì vạn vật buộc phải xuất hiện
theo những thể thức phán đoán của ta). Để ý một chút, ta thấy
Kant chỉ giữ lại ba tùy thể trên dương tính, phẩm tính, tương
quan), và ông đặt ra một loại mới để trùm lên trên sáu tùy thể còn
lại: Đó là phạm trù hình thái (modalité). Dưới đây là bảng các
phạm trù của Kant.
I. Lượng tính
Nhất thể tính.
Đa thể tính
Toàn thể tính
II. Phẩm tính
Thực tại tính
Phủ định tính
Hạn định tính
III. Tương quan
Chủ thể và tùy thể
Nguyên nhân và hậu quả
Cộng đồng giữa nguyên và bị.
IV. Hình thái
Khả hữu - Bất khả hữu