Hiện hữu - Bất hiện hữu
Tất hữu - Bất tất.
Xem thế đủ biết, triết của Kant đưa chúng ta vào lãnh vực duy
tâm. Nhất thể tính, thực tại tính, khả hữu tính v.v... quả thực
chúng ta đã bỏ rơi sự sống của thực nghiệm để hướng về thế
giới của “duy tâm suy nghiệm” (idéalisme transcendental), danh
từ do Kant đặt ra để gọi triết thuyết của ông. Nhìn vào một sự vật
tôi quan niệm, tôi thấy nó có thể là một (nhất thể tính), là nhiều
(đa thể tính), hoặc là duy nhất trong loại nó (toàn thể tính). Nó có
thực (thực tại tính), hay hiện nay không có tí nào như tôi quan
niệm về nó (phủ định tính), hoặc chỉ có một cách nào đó thôi (hạn
định tính). Tóm lại, Kant chỉ chú trọng về tính chất những phán
đoán của tri năng ta mà thôi: Chính phẩm tính của mỗi phán đoán
làm nên bộ mặt của mỗi phạm trù.
Với Aristote, triết học coi vũ trụ vạn vật là mô phạm, nên tri
thức con người phải uốn mình theo những phạm trù của vạn vật.
Trái lại, với Kant, tri thức con người là mô phạm, và vạn vật chịu
quyền chi phối của tư tưởng.
Với triết hiện sinh, người ta xóa bỏ tất cả hai loại phạm trù trên
đây. Duy vật và duy tâm đều không phản ảnh đúng sự thật. Triết
hiện sinh chối bỏ cả hai cái nhìn đó và chủ trương rằng: Con
người không phải là một sự vật của vũ trụ như chủ trương của
Aristote, và cũng không phải một tư duy đứng ngoài vũ trụ lấy vũ
trụ làm đối trọng quan sát như chủ trương của Kant và nhóm duy
tâm đã nghĩ một cách sai lầm; đối với triết hiện sinh, con người
không phải là một thành phần của vũ trụ như các thành phần
khác, vì con người là chủ thể duy nhất có ý thức về mình, - đàng
khác con người không thể là một tư duy có khả năng suy tưởng
một cách siêu nghiệm và tiên nghiệm. Nói cách khác, chỉ có con