TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 49

Chương 3. HAI NGÀNH CỦA PHONG TRÀO
TRIẾT HIỆN SINH

Ngay trên quê hương của nó, triết hiện sinh cũng đã gặp

nhiều ngộ nhận, và ngộ nhận đáng tiếc nhất là người ta “chỉ biết
có triết hiện sinh vô thần của Heidegger và của Sartre, và coi đó
là tất cả nền triết lý hiện sinh”. Nên chúng ta đang bỡ ngỡ khi thấy
ở trời Việt Nam này, người ta vơ đũa cả nắm khi nói về triết hiện
sinh.

Thực ra, có tất cả một phong trào quảng đại về tư tưởng hiện

sinh, thành thử không những có ít là hai ngành như chúng tôi sẽ
phác ra dưới đây, mà các triết gia trong cùng một ngành, như
Marcel và Jaspers cũng khác nhau nhiều lắm. Tuy nhiên còn một
điểm nữa cũng cần được làm sáng tỏ: Chắc bạn đọc thắc mắc khi
thấy chúng tôi nói quá nhiều về các triết gia hiện sinh, và không
thấy nhắc gì đến các triết gia khác. Vì thế, trước khi giới thiệu hai
ngành chính của phong trào hiện sinh, chúng tôi thấy cần xác
nhận về hiện tình tư tưởng triết học ngày nay.

Về tình hình tư tưởng triết học ngày nay, chúng ta có những

tài liệu đầy đủ sau đây. Trước hết là thiên khảo luận của giáo sư
Jean Lacroix in trong bộ Bách khoa Pháp, cuốn XIX, xuất bản
năm 1957, nhan đề là Dẫn tới những triết thuyết hiện đại
(Cheminement vers les philosophie contemporaines). Thứ đến,
bộ Bách khoa Chòm sao, qua một chương sáng sủa và súc tích,
cũng cho ta một cái nhìn khá đầy đủ về Văn chương và tư tưởng
của quãng giữa thế kỷ (Littérature et Idéologie au milieu du
siècle). Rồi chúng ta còn có hai cuốn sách: “Situation de la
philosophie contemporaine”. (Hiện tình của triết học ngày nay)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.