thay: Triết học là một truyền thống, và các thuyết ngày nay như
hiện sinh và mác-xít chỉ có thể hiểu được nếu chúng ta ngược
dòng lịch sử để tìm hiểu những thuyết đi trước chúng và chúng là
những phản ứng cụ thể. Không thuyết nào tự nhiên mọc lên,
hoặc từ trời rơi xuống; mỗi thuyết đều phát sinh do những thuyết
đi trước nó: Chính vì suy nghĩ và thấy rằng các thuyết trước kia
không giải quyết được những vấn đề đè nặng trên tâm trí con
người, những triết gia mới đã tìm ra được những thuyết mới. Cho
nên nói các thuyết kia, được giảng dạy trong các trường đại học
thì khác và nói chúng còn hiệu lực hướng dẫn tâm trí con người
không, lại là một chuyện khác. Thành thử, dầu muốn dầu không,
các học giả đều công nhận sự kiện hiển nhiên: Triết hiện sinh là
triết của ngày nay.
Muốn chắc hơn về điều quả quyết đó, chúng ta thử đi hỏi
những người chuyên môn nhất về vấn đề này. Thì chúng ta có bộ
Bách khoa Pháp, do các giáo sư đại học và những học giả nổi
tiếng nhất của Pháp biên soạn. Cuốn XIX của bộ sách này dành
riêng cho triết học và tôn giáo. Nhìn vào phần I, tức phần kê khai
những khuynh hướng triết học hiện đại, chúng ta thấy kể đến
những học phái suy nghiệm (philosophie réflexive) học phái tinh
thần (philosophie de l’esprit), học phái hiện sinh (philosophie de
l’existence) và học phái duy vật biện chứng, tức mác-xít
(matérialisme dialectique). Tuy nhiên, qua lời nói của Lacroix, bộ
biên tập đã đưa ra những nhận định sau đây:
Đầu thế kỷ XX là thời kỳ rời rạc, triết học như người thiếu
máu, nhợt nhạt và yếu ớt, cho đến khi được tiêm sinh khí mạnh
mẽ do bốn triết gia mà Lacroix gọi là “bốn B vĩ đại” (les quatre
grands B): Boutroux, Beigson, Blondel và Brunschvicg. Bốn
thuyết này có chung nhau một điều là: Đề cao vai trò của tinh
thần con người. Riêng Bergson là người có ảnh hưởng sâu rộng