học. Tiểu thuyết và báo chí hiện sinh, tuy chưa phải là triết học
hiện sinh, và tuy vô tình đã gây nên lối sống quá tự do nơi một
thành phần thanh thiếu niên, nhưng cũng đã gợi hứng cho nhiều
thanh niên biết suy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời, đừng “sống thừa ra”
(survivre), sống không lý tưởng, sống như cây cỏ, như một con
vật đẹp...
Như tôi đã viết trong “Lời nói đầu” khi xuất bản cuốn Triết học
hiện sinh (1967), “tôi đã viết loạt bài trình bày về triết học hiện
sinh cho giới hiếu học... Tôi đã cố gắng viết sao vừa dễ hiểu, vừa
không đơn giản hóa những vấn đề phức tạp”. Tôi đã viết những
trang sách này trong cả một năm trời, với cả một đống sách tham
khảo: Đó là những tác phẩm chính yếu của những triết gia mà tôi
nghiên cứu và trích dẫn: Những bộ sách của Kierkegaard, của
Nietzsche, của Husserl, của Jaspers, của Gabriel Marcel, của
Sartre và của Heidegger. Và cũng như tôi đã trình bày trong Lời
nói đầu đó, “tôi thường trích dẫn những đoạn văn điển hình của
các triết gia đó. Khi trích dẫn như vậy, tôi riêng nghĩ đến các bạn
sinh viên: Tôi muốn họ dần dần làm quen với lời văn của các triết
gia này, để đỡ ngại ngùng khi phải đích thân đọc vào các tác
phẩm đó”.
Viết đến đây, tôi tự nhiên cảm thật buồn cho việc học và
nghiên cứu của các sinh viên triết học hôm nay: Lực đọc sách
ngoại ngữ (tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức) của sinh viên ngày
nay rất kém, mà các tác phẩm triết học được dịch sang tiếng Việt
thì đếm chưa hết mấy ngón tay của một bàn tay. Vậy mà bao lâu
các sinh viên chỉ học biết các triết thuyết qua các giáo trình và
những cuốn sách Việt ngữ viết về các triết gia, thì sự hiểu biết
của họ không thể nào vững chắc và sâu sắc được
Rồi việc dịch các tác phẩm triết học cũng không đơn giản chút
nào. Tôi nhớ hồi năm 1962, ông Lý Chánh Đức, Giám đốc Thư