TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 8

viện Quốc gia, nhờ tôi duyệt bản dịch của ông Pa.K.Ng., dịch
cuốn Méditations métaphysiques của Descartes. Nghe đâu ông
Ng. đậu kỹ sư cầu đường tại Paris, cho nên lực học Pháp văn
của ông không ai dám nghi ngờ. Nhưng khi ông kỹ sư cầu đường
dám bạo gan dịch một tác phẩm triết học thì xảy ra lắm chuyện
lắm. Ông dịch nhan đề cuốn sách là “Những trầm tư mặc tưởng
siêu hình học” thì cũng còn có thể chấp nhận được, nhưng khi
dịch nội dung cuốn sách, ông đã làm tôi và mấy giáo sư triết cười
bể bụng. Tôi nhớ nhất là chỗ Descartes nói đến chủ trương của
Aristote về bản chất của vạn vật: Cụm từ “la substance et les
accidents” của Aristote đã được ông Ng. dịch là “bản chất và
những chỗ lồi lõm”. Đúng là danh từ cầu đường! “les accidents”
của Aristote làm ông Ng. nghĩ ngay đến “les accidents de la route”
(những chỗ lồi lõm của đường sá), trong khi đáng lý phải dịch là:
Bản thể và các tùy thể.

Coi vậy, chứ dịch sách khó lắm các bạn ơi! Gần đây nhiều lần

đài RFI của Pháp phỏng vấn các nhà phê bình văn học Việt Nam
tại Hà Nội, đều được nghe các ông than phiền về việc các tác
phẩm văn học Pháp dịch sang tiếng Việt những năm gần đây quá
kém chất lượng. Vậy trở lại vấn để dịch, nhất lại là dịch sách triết
học, chúng ta đừng bao giờ quên rằng: Dịch là một nghệ thuật.
Và dịch thuật chỉ có hai nguyên tắc và cả hai nguyên tắc đều
quan trọng như nhau: Một là trung thực (fidélité) đối với nguyên
tác, và hai là dễ hiểu (intelligibilité) đối với độc giả. Thiếu trung
thực, tác phẩm dịch kể như bỏ. Thiếu dễ hiểu, tác phẩm dịch sẽ
rất khó sử dụng, vậy thì làm sao hữu dụng và hữu ích?

Một lần nữa, tôi chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Văn Học và

các học trò cũ của tôi tại các Đại học Văn Khoa Sài Gòn, Huế và
Đà Lạt, các bạn Nguyễn Quang Tuyến, Lê Nguyên Đại và Dương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.