thuyết Giải thích, chúng ta thấy triết Hiện sinh còn để lại những gì
cho nhân loại? Chúng tôi thấy hình như chỉ mình Heidegger vẫn
còn được coi là ánh sáng soi đường, là thầy dạy suy tưởng cho
chúng ta hôm nay. Nhất là Heidegger của cuốn “Kinh và vấn đề
Siêu hình học”, cuốn sách dẫn thẳng vào khoa Nhân học là
hướng đi hiện nay của nền triết học Tây phương. Tất nhiên
Ed.Husserl, với khoa Hiện tượng học của ông, cũng vẫn được coi
là tôn sư của công việc suy tư triết học.
Triết học hiện sinh đã ghi dấu đậm trong lịch sử triết học. Nói
gì thì nói, nó đã là triết học nổi bật nhất của thế kỷ XX. Trước nó,
những năm đầu thế kỷ XX cho đến khi nó chào đời, Âu châu đã
trải qua những năm sinh hoạt triết học trầm trầm và buồn tẻ. Triết
hiện sinh đã xuất hiện rầm rộ, gần như một tiếng sấm vang động
cả trời đất, lay động xã hội Tây phương một cách mạnh mẽ như
chưa từng thấy trong lịch sử. Dầu bị xấu tiếng phần nào do cái
bọt bèo của nó, do cách sống quá tự do của “phong trào hiện
sinh” của những kẻ “ăn theo”, triết hiện sinh vẫn giữ được những
giá trị đích thực của nó với những đề tài đặc trưng của nó như:
Tự do, tự quyết, quyết chọn (option), vươn lên, độc đáo, thân
phận con người, dấn thân... Cho nên gạt qua một bên cái phần
bọt bèo của nó, triết hiện sinh nói chung, dầu là triết học Sartre,
dầu là triết học Heidegger hay Jaspers, vẫn là triết học về con
người, về cái gì làm nên bản thể con người. Có thể nói triết Hiện
sinh là một hình thức của khoa Nhân học là mô hình của triết học
hiện nay, một hình thức chỉ mới được phác họa, chưa có những
phân tích cấu trúc có tính phương pháp của khoa Nhân học hôm
nay.
Tóm lại, phải công nhận rằng triết học Hiện sinh đã đóng vai
trò lịch sử của nó một cách khá tốt đẹp. Điểm son của nó là đã
tạo nên được cả một phong trào rộng lớn và sôi nổi trong giới văn