Kết cục, những suy tư chân thành và khẩn thiết của ông đã
liệt ông vào hàng triết gia lớn của nhân loại, và riêng đối với luồng
tư tưởng hiện đại, thì ông là người cha đã khai sinh và còn là ông
thầy hướng dẫn đầy uy tín. Phải là một triết gia như Kierkegaard
mới có thể hoàn thành cuộc cách mạng triết học ngày nay, cuộc
cách mạng sâu xa không kém cuộc cách mạng của Kant. Kant
còn đi theo đà tiến của Descartes, còn Kierkegaard đã đảo ngược
hẳn tình thế lại: Trước ông, khoa học chủ nghĩa Comte đã muốn
thanh toán triết học và tôn giáo, nhưng từ khi nhân loại được
nghe những suy tưởng sâu xa và thành khẩn của ông, con người
đã nhận định chân lý một cách đích xác hơn, và đã trả lại cho mỗi
lãnh vực cái giá trị riêng biệt của nó; triết học không còn có mặc
cảm đối với khoa học thực nghiệm nữa, cũng như tôn giáo không
còn bị những lộng hành của triết học thóa mạ như xưa. Thực là
kỳ khôi! Comte đã tuyên án hết thời thần học và triết học, vì theo
Comte tư tưởng nhân loại lần lượt trải qua ba trạng thái (đó là cái
mà các thủ bản triết học quen gọi là luật tam trạng của Comte:
Trước hết con người coi cái chi cũng là thần thánh, cho nên lấy
thần thánh để giải nghĩa những hiện tượng trong vũ trụ, như thần
Sấm, thần Sét v.v... Kế đó, con người tỉnh ngộ thêm, không tin
vào thần thánh nữa, nhưng lại tin vào những ẩn lực của vũ trụ,
Comte gọi giai đoạn này là giai đoạn siêu hình học, tức triết học.
Cuối cùng là giai đoạn thực nghiệm, tức giai đoạn khoa học). Đó
là toát lược chủ trương của khoa học chủ nghĩa (scientisme), lấy
khoa học thực nghiệm để giải nghĩa tất cả mọi sự, từ những hiện
tượng lý hóa cho chí những tình trạng tâm linh con người. Với
triết học Kierkegaard, và nhất là với những nghiên cứu sau này
của Jaspers, triết hiện đại nhìn Comte bằng con mắt thương hại,
thương hại ông và môn sinh ông đã quá ngây thơ đặt hết tin
tưởng vào khoa học thực nghiệm, nên đã bỏ rơi mất chủ thể tính