TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 96

Chương 5. NIETZSCHE ÔNG TỔ HIỆN SINH
VÔ THẦN

Cũng như Kierkegaard và có lẽ còn hơn Kierkegaard,

Nietzsche và triết học của Nietzsche là một khối toàn bích, không
nứt nẻ: Triết học của ông là đời sống của ông, và đời sống của
ông là tài liệu suy tưởng của ông. Một học giả đã viết: “Tất cả các
tác phẩm của Nietzsche chỉ là lời tự thuật của một tâm hồn chân
thành và đam mê, có tư chất họa hiếm”.

Tư chất của Nietzsche thật là họa hiếm. Nietzsche đã nhằm

một cuộc cách mạng tinh thần như chưa từng thấy: Ông nhằm
đổi lại cái bảng giá trị luân lý và xã hội; những gì người ta vẫn tôn
trọng tự trước đến nay sẽ bị ông thóa mạ và lên án; tóm lại ông
sẽ đặt lại và tạo ra những nhận định hoàn toàn mới về thiện và
ác. Cho nên triết học của ông có thể mệnh danh là “Đảo lại tất cả
các giá trị” (Transvaluation de toutes les valeurs). Thay vào
những giá trị tư tưởng hoàn toàn duy niệm của truyền thống
Socrate, Nietzsche đã đề cao những giá trị của hiện sinh; và thay
vào những giá trị “yếm thế” của các tôn giáo, Nietzsche đã thay
vào đó cái lý tưởng của người hùng (le surhomme) và ý chí hùng
cường (volonté de puissance).

Cuộc cách mạng Nietzsche thực là ghê sợ, nhưng không phải

tự nhiên mà có. Nó đã được chuẩn bị khá lâu, qua không khí gia
đình và qua các triết gia mà ông đã say mê. Frédéric Nietzsche
sinh ngày 15 tháng 10 năm 1844 tại Roecken, miền Trung nước
Đức, tức miền Thuringe. Cha ông là mục sư, nên ông được giáo
dục rất cẩn thận về trí và đức dục. Hồi còn nhỏ, Nietzsche tỏ ra là
một đứa trẻ thông minh và đạo đức. Chúng bạn thường gọi cậu là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.