TRIẾT HỌC KANT - Trang 234

năng kết luận. Do đó lý trí thường đi quá đà cho những ý tưởng của mình là
những đối tượng thực sự, không xá chi đến những giới hạn của trực giác
con người. Trong Tiết này, Kant phê bình những kết luận của khoa Tâm lý
học duy lý
(Psychologie rationnelle). Và nơi những tiết sau, ta vẫn thấy
Kant phê bình các học thuyết duy lý như vũ trụ học duy lý, thần học duy lý.

Trước hết Kant ghi lại 4 chủ đề của Tâm lý duy lý: linh hồn là một bản

thể, - linh hồn có bản chất đơn thuần, -linh hồn có bản tính đồng nhất, - linh
hồn là một bản thể suy tưởng. Sau đó ông phê bình từng chủ đề một, vạch
trần những chỗ quá đà, tức những phán đoán thiếu nền tảng.

Tâm lý học duy lý đã lập luận như sau để chứng minh linh hồn là một

bản thi (substance): “Cái gì được coi là chủ thể tuyệt đối của các phán đoán
(và như vậy không thể là thuộc tính cho một cái gì khác) thì là một bản thể.
Vậy mà xét như tôi là một hữu thể suy tưởng, thì tôi là chủ thể tuyệt đối của
tất cả các phán đoán của tôi, và biểu tượng tôi có về tôi thì không thể dùng
làm thuộc từ cho một cái gì khác. Cho nên tôi là một bản thể”. Kant đã dễ
dàng vạch ra chỗ quá đà của cách lập luận trên đây. Ông nhắc lại rằng con
người không bao giờ có tri thức trực tiếp về mình: ý thức duy nhất ta có về
mình ta, chỉ là ý thức tự thức, và chữ “mình” đây là mình chủ thể, không
phải “mình” đối tượng. “Tất cả các hình thức của ý thức tự thức không phải
là những quan niệm của trí năng về đối tượng, nhưng chỉ là những tác vụ
của lý trí (simples íonctions logiques), như vậy chúng không cho tôi tự biết
mình như một đối tượng”

[140]

.

Đi sâu vào vấn đề, nên nhớ rằng ý thức ta có về các hành vi thường

nghiệm của ta được Kant gọi là cái Tôi tưởng (le Je pense). Và ý thức này
nhắm những đối tượng khả giác, vì chức vụ của nó là tổng hợp cái hỗn
mang nơi trực giác thành một đối tượng duy nhất. Nhân đó, ý thức này (tức
cái Tôi tưởng đi kèm các hành vi chủ thể) không nhắm bản thể của chủ thể,
và nó không có khả năng làm việc đó bởi vì bản thể suy tưởng, tức linh hồn,
không nằm trong không gian như các vật thể khả giác. Kant viết: ‘Ý thức ta
có về ta
chẳng qua chỉ là thông giác: cái Tôi tưởng. Kinh nghiệm bên trong
nói chung hoặc tri giác nói chung và khả năng tri giác, không phải là những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.