tri thức thường nghiệm, trừ khi có những dữ kiện thường nghiệm kèm theo:
như thế chúng được coi là tri thức nói chung vì chúng là điều kiện để ta có
thể có kinh nghiệm thôi. Hễ thêm bất cứ đối tượng nhỏ mọn nào của tri giác
(như vui, khổ) vào những biểu tượng nói chung của ý thức tự thức, thì lập
tức nó sẽ biến tâm lý học duy lý thành tâm lý học thường nghiệm. Cái Tôi
tưởng là văn kiện duy nhất của tâm lý học duy lý, nó chỉ dựa vào đó để rút
ra tất cả tri thức của nó”
. Nói theo danh từ ngày nay thì ý thức bao giờ
cũng là ý thức về một cái gì, và cái gì này nhất định là sự vật trần gian, một
cái khả nghiệm. Như vậy tôi chỉ có thể biết mình tôi nhờ những hành vi tại
thế của tôi. Còn như nói tâm lý học duy lý thì khi đó khoa tâm lý học chỉ có
thể dựa vào sự kiện duy nhất là cái “Tôi tưởng”. Tôi tưởng không vậy thôi,
còn nếu tôi tưởng cái gì, thì tôi bỏ lập trường của tâm lý duy lý để nhảy
sang lãnh vực thường nghiệm rồi. Cứ dựa trên “văn kiện duy nhất là cái Tôi
tưởng” thì ngàn năm ta biết được gì hơn là biết rằng tôi có suy tưởng?
Kant không chối sự hiện hữu của linh hồn (Trong cuốn Phê bình lý trí
thực hành ông sẽ chứng minh linh hồn bất tử). Nhưng ông không nhận cách
chứng minh hàm hồ của Tâm lý học duy lý. Khoa này không có quyền kết
luận như thế, làm thế là mắc vào tội “cầm nhầm”. tâm lý học duy lý đã dám
coi linh hồn là một đối tượng tri thức, trong khi thực sự ta không có tri thức
về linh hồn, mặc dầu ta có ý thức về các hành vi của ta. Cho nên tính chất
nhất thể của
chủ thể suy tưởng chỉ là ý thức ta có về mọi hành động của ta: đó là
thông giác của ta, nghĩa là ý thức làm cho ta có tri thức về sự vật nơi thế
giới, nhưng ý thức này không cho phép ta tri thức về linh hồn vì linh hồn
không phải là sự vật khả giác. Thực ra thánh Thomas cũng có thái độ dè dặt
đó khi ngài viết: "Tâm trí ta có khả năng tri thức sự vật, nhưng không có
khả năng tự tri thức mình trừ khi nó trở thành hiện thể trong việc tri thức
vạn vật”
.
2) Chủ đề thứ hai của Tâm lý học duy lý là: “Một sự vật mà hành vi
không được coi là đúc kết bởi nhiều sự vật cùng hoạt động chung, tất phải
là một sự vật đơn thuần (simple). Vậy mà linh hồn, tức bản ngã suy tưởng,