TRIẾT HỌC KANT - Trang 236

là một sự vật như thế. Cho nên linh hồn có bản chất đơn thuần”. Lần xuất
bản đầu tiên, Kant đã dành nhiều trang để phê phán chủ đề này cũng như
những chủ đề khác của Tâm lý duy lý. Lần tái bản, ông cho rằng không cần
mất nhiều giờ như thế: có lẽ vì người ta đã nhờ sự tiến bộ của tư tưởng để
nhận ra những chỗ quá đà của lý trí thuần túy. về chủ đề hai này, đại khái
ông viết: “Bản ngã, chủ thể của tri giác và của bất cứ suy tưởng nào, phải là
một cái gì độc nhất, và nhân đó bản ngã được coi là một chủ thể đơn thuần
theo luận lý học: điều này không ai chối cãi, vì đó là một mệnh đề phân
tích.
Nhưng điều này không có nghĩa là bản ngã suy tưởng là một bản thể
đơn thuần, vì quyết như thế là ta đã nói lên một mệnh đề tổng hợp. Ta biết
quan niệm bản thể bao giờ cũng tương quan với những trực giác, mà những
trực giác ta có về mình ta do trực giác bên trong lại không phải là loại khả
giác, cho nên chúng không thể trở thành

đối tượng tri thức cho ta”

[143]

. Nói cách khác, ta không có quyền dựa

trên tính chất duy nhất của hành vi suy tưởng để kết luận rằng bản thể suy
tưởng là một cái gì duy nhất và đơn thuần. Tính chất duy nhất của hành vi
suy tưởng đó chỉ là thứ duy nhất luận lý, chứ không phải cái ta thực sự tri
thức (Kant gọi đó là một mệnh đề phân tích, vì do sự suy diễn mà ra); trái
lại khi ta quyết linh hồn đơn thuần, ta đã coi linh hồn như một đối tượng,
ta đưa ra một mệnh đề tổng hợp. Sự quá đà chỗ từ đơn tính của sự suy
tưởng (hành vi). Tâm lý duy lý đã vượt tới chỗ quyết rằng linh hồn (một
thực tại) có bản chất đơn thuần. Sự quá đà này được Kant gọi là một “võng
luận” hay vọng luận, cũng giống như nói vọng ngữ, vọng động. Vọng ngữ
là nói bậy, nói liều, võng luận là luận bậy, luận bừa.

3) Chủ đề thứ ba của Tâm lý duy lý là: “Cái gì có ý thức về đồng nhất

tính số học của mình trong nhiều thời gian khác nhau, thì cái đó là một nhân
vị. Vậy mà linh hồn có ý thức như thế. Cho nên linh hồn là một nhân vị”.
Muốn hiểu câu này, cần hiểu hai chữ đồng nhất tính số học (identité
numérique) và đồng nhất tính luận lý (identité logique) khác nhau thế nào.
Đồng nhất tính số học là tính chất của một bản thể duy nhất qua nhiều biến
thái: chẳng hạn anh Ba trước nhỏ nay lớn, nhưng vẫn là anh Ba. Còn đồng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.