ta tri thức dễ dàng và chắc chắn nhất, còn vạn vật ở ngoài ta thì ta chỉ tri
thức một cách gián tiếp và không chắc mấy, bởi vì "giác quan ta rất hay lừa
dối ta”. Trở lại vấn đề của tâm lý duy lý, ta thấy họ đề cao tri thức ta có về
tâm linh và hạ giá tri thức ta có về vạn vật. Đối với Kant thì ngược lại, ta
biết vạn vật một cách trực tiếp và chắc chắn, còn ta không có tri thức trực
tiếp nào về linh hồn. Ông đưa ra hai nhận định: 1) Khi nói các sự vật ở
ngoài, danh từ “ở ngoài ta” của tâm lý duy lý ám chỉ tính chất tự thân của
vạn vật của sự cách biệt giữa chúng và ta. Cogito của Descartes và tâm lý
duy lý đều tự khép kín trong tư duy, thì làm sao có thể tiếp xúc và tri thức
vạn vật ? Họ chỉ “kết luận” phải có vạn vật vì họ thấy ấn tượng của chúng
được gửi vào trong tâm trí họ qua nẻo đường giác quan. Kant viết: “Nếu coi
các vật ngoài ta là những vật tự thân, thì không hiểu làm sao ta có thể chỉ
dựa vào những biểu tượng của chúng ở trong ta để nhận thức tính chất thực
tại của chúng”
. Đối với Kant con người là không gian và thời gian, nếu
có thể nói như thế, vì không gian và thời gian là cảm năng con người: nhân
đó, theo Kant vạn vật không “ở ngoài” theo nghĩa cách biệt, nhưng chúng
nhất thiết gắn liền với cảm năng con người. Cho nên “tri giác của ta trực
tiếp chứng minh rằng có sự vật thực tại nơi không gian; có thể nói tri giác là
chính thực tại theo nghĩa trực giác giác quan của ta nhất thiết tương ứng với
một thực tại nơi không gian”
. Như vậy cái ta biết cách trực tiếp và
chắc chắn không phái là linh hồn, nhưng là sự vật trong không gian. Nhớ
lại câu của Kant trên kia: “Tôi suy tưởng, vậy có vạn vật trong thế giới” - 2)
Kant còn đặt thêm vấn nạn: “Ý thức tôi có về tôi, có thể hiện hữu một cách
tuyệt đối, không cần đến những sự vật bên ngoài là những vật cung cấp các
biểu tượng cho tôi không ? Nói cách khác, tôi có thể hiện hữu như một chủ
thể suy tưởng (mà không hiện hữu như một con người) không ?”
. Và
ông trả lời rằng về phần ông, ông không biết gì hết. Ngày nay, với triết hiện
đại và chủ trương con người là một “hiện hữu tại thế”, vấn đề đặt ra như
thế không còn ý nghĩa gì, nhưng ở thời Kant và mấy thế kỷ sau, vẫn có
những triết gia “duy linh” và “duy tâm” họ quan niệm linh hồn như bản thể