nhất tính luận lý là thứ đồng nhất tính chức vụ (identité fonctionnelle):
chẳng hạn một “kíp” chuyên môn có 3 kỹ sư A, B và C. Nay ông B đau
nặng phải nghỉ việc dài hạn, và hãng tuyển một kỹ sư cũng chuyên môn hệt
như ông B (Xin gọi người mới này là ông B’): kíp chuyên viên vẫn làm
việc như thường, như không có gì xảy ra. Vậy tuy đổi người, nhưng chức
năng không đổi: đó là đồng nhất tính luận lý. Trở lại vấn đề trên đây, Kant
viết: “Đồng nhất tính mà ý thức có về mình trong những thời gian khác
nhau chỉ là điều kiện mô thức của những suy tưởng và là mối liên tục giữa
những suy tưởng đó mà thôi; vậy đồng nhất tính này không chứng minh gì
về đồng nhất tính số học của chủ thể”
. Khi nói đồng nhất tính mà ý
thức ta có về mình chỉ là điều kiện mô thức của các suy tưởng ta qua những
thời gian liên tục, Kant có ý quyết rằng đó chỉ là đồng nhất tính chức năng,
tức đồng nhất tính luận lý thôi. Chung quy, đó chỉ là ý thức ta có về những
hành vi tiếp tục của ta, chứ không phải ý thức ta có về đối tượng nào hết. Sở
dĩ Tâm lý duy lý dám quyết như trên kia vì họ lầm lẫn hai thứ đồng nhất
tính. Muốn biết bản thể con người có đồng nhất tính số học, nghĩa là con
người có phải là một nhân vị không, thì cần thiết phải dựa vào những dữ
kiện đối tượng ; nhưng ta lại không thể có tri thức về ta xét như ta là một
đối tượng cho ta, theo nhận định trên kia “ta có ý thức về mình, nhưng
không có tri thức về mình”.
4) Chủ đề thứ bốn của Tâm lý duy lý là: “Những gì ta tri thức được do tri
giác, đều khả nghi. Vậy mà tất cả các hiện tượng bên ngoài ta đều thuộc
loại này, vì ta không trực tiếp nhận chúng, nhưng chỉ nhờ tri giác mà chúng
là nguyên nhân. Vay hiện hữu của ngoại vật đều phải coi là khả nghi”. Đây
Kant nhắm phê bình Descartes và thuyết duy tâm và duy lý: theo các thuyết
này thì linh hồn ta có tri thức trực tiếp về mình, còn thì chỉ có tri thức gián
tiếp (nhờ tri giác, mà tri giác lại do sự ngoại vật kích động giác quan ta) về
vạn vật. Kant đã nhắc lại trong một câu gọn ghẽ tất cả lập trường của thuyết
Descartes: “Ta có quyền quyết rằng chỉ những gì ở trong ta mới được ta tri
thức cách trực tiếp, và như vậy duy hiện hữu của tôi là đối tượng tri thức
trực tiếp và chắc chắn”
. Ai cũng biết đối với Descartes, linh hồn là cái