TRIẾT HỌC KANT - Trang 248

chung. Cảm giác tính nói chung hay cảm năng, là khả năng cảm thụ siêu
nghiệm, cũng gọi là trực giác thuần túy với hai hình thức không gian và thời
gian: vậy ta có trực giác về những đối tượng siêu nghiệm kia, nhưng đây
không phải là trực giác khả giác, mà chỉ là trực giác thuần túy, một thứ trực
giác vô nội dung. Nếu là trực giác khả giác, ta đã có tri thức ; còn nếu trực
giác mà thuần túy, tức vô nội dung thì ta có gì? Có ảo tưởng. Ảo tưởng này
không ai tránh được, nên gọi là ảo tưởng siêu nghiệm.

Kant còn viết thêm: “Ta có thể gán cho đối tượng siêu nghiệm kia tất cả

toàn thể các tri giác ta có thể có cùng là mối liên lạc giữa các tri giác đó, rồi
ta coi đối tượng siêu nghiệm kia như là một dữ kiện (donné) trước khi ta
kinh nghiệm. Như vậy, ta có thể nói rằng những thực tại trong quá khứ đã
trở thành dữ kiện trong đối tượng siêu nghiệm của kinh nghiệm; tuy nhiên
ta phải nhớ rằng những sự kiện quá khứ đó chỉ là đối tượng cho tôi và đã
chỉ là thực tại trong quá khứ vì tôi hình dung rằng cứ đi ngược dòng cái
chuỗi những tri giác, thế nào tôi cũng gặp lại thời gian quá khứ mà tôi coi là
điều kiện của thời gian hiện tại. Vậy khi tôi hình dung tất cả các đối tượng
của giác quan,
tức vạn vật hiện hữu mọi nơi và mọi thời, ta không đặt
chúng ở trước kinh nghiệm, nhưng biểu tượng đó chỉ là ý tưởng tôi có về
toàn thể những kinh nghiệm tôi có thể có thôi”

[161]

.

Hai ý tưởng nòng cốt trong câu của Kant trên đây là: a) Ý tưởng siêu

nghiệm (đây là ý tưởng về vũ trụ) mà ta ngộ nhận là một đối tượng tri thức,
chẳng qua là biểu tượng ta có về chuỗi các hiện tượng, từ hiện tượng ta
đang tri giác ngược lên tới những gì ta đã tri giác trong quá khứ. Lý trí
muốn hệ thống hóa tất cả những gì nó mó tới: đây cũng thế, các ý tưởng
siêu nghiệm của ta muốn coi tất cả kinh nghiệm của ta như một đối tượng
duy nhất và tuyệt đối. Kant nhắc lại rằng đây chỉ là những ý tưởng siêu
nghiệm thôi, và đối tượng của chúng là cái ta không bao giờ kinh nghiệm
được. b) Ta có thể kinh nghiệm về toàn thể các hiện tượng không ? Thường
ai cũng nghĩ đã biết quả thì cũng biết nhân và cũng có thể ngược lên cho tới
nguyên nhân trên hết. Nhưng Kant nhận định rằng đó chỉ là theo nguyên
tắc, chứ trong thực tế thì một mệnh đề như thế chỉ là mệnh đề phân tích

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.