Phía phản đề không mang lại ích lợi thực tế nào cho sinh hoạt luận lý và
tôn giáo, trái lại còn làm hại những nền móng của sinh hoạt đạo đức và tôn
giáo. Nhưng lập luận của họ mang lại nhiều ích lợi khả quan cho sự suy
nghiệm: nó phá đổ những kết luận viển vông của phía giáo điều và bắt lý trí
phải coi lại những phán quyết của mình. “Như vậy, nếu thuyết duy nghiệm
chỉ nhắm sát phạt sự liều lĩnh và tính cách quá tự cao của lý trí, thì hẳn nó
dạy ta nên thận trọng trong các yêu sách của ta và dè dặt trong các phán
quyết của ta”
. Còn như nếu duy nghiệm cũng muốn trở thành một học
thuyết thì nó cũng giáo điều. Nói cách khác, nếu duy nghiệm chủ trương
phủ quyết tất cả những gì vượt quá tri thức thường nghiệm, thì nó cũng vấp
vào tội đi quá đà như phía chính đề.
Một lần nữa Kant bảo giữa hai phía chính đề và phản đề “không có mâu
thuẫn thực sự, và cả hai đều có thể đúng”
. Nhưng đó là xét riêng từng
thuyết, còn như đây thì hai thuyết đối nghịch nhau, không lẽ cả hai cùng
đúng? Nhân đó ta phải nghiên cứu thận trọng để vạch ra chỗ quá đà của cả
hai bên. Chỗ quá đà đó, Kant đã nêu lên nhiều lần trong Tiết này: chỉ tại ý
trí đã lầm lẫn một ý tưởng với một tri thức, lầm lẫn những ý tưởng của lý trí
thuần túy là những cái con người không thể có kinh nghiệm, với những
quan niệm của trí năng là những đối tượng ta có thể tri thức được. Tóm lại,
những luận chứng của vũ trụ học duy lý “đã vượt từ những sự vật bị điều
kiện trong thế giới hiện tượng, lên tới những hữu thể không bị điều kiện
(tức tuyệt đối), coi những hữu thể tuyệt đối này như điều kiện tất yếu của
toàn thể chuỗi hiện tượng”
. Khi vũ trụ học duy lý đưa ra những luận cứ
trên kia, khoa đó đã thản nhiên dựa vào một sự kiện khả nghiệm để rồi kết
luận phải có một cái gì vượt quá khả năng tri thức của ta. Những thực tại
siêu việt đó, quả thực ta có những ý tưởng, nhưng ta không có
những trực giác: thành thử ta không thể có tri thức thực về chúng. Vậy
cần phải phân biệt rõ ràng hai thế giới đó: thế giới khả giác và thế giới khả
niệm. Ta chỉ có tri thức về cái trước, còn về cái sau ta chỉ có ý tưởng thôi.
Tìm ra được căn do của những kết luận quá đà rồi, Kant hãnh diện trình
bày quan điểm của ông. Ông quả quyết “trong tất cả các học thuyết, chỉ