lý nhân quả là cái bảo đảm cho kinh nghiệm và sự suy tưởng thường
nghiệm của ta.
Chính đề:
Vũ trụ bao hàm một cái gì tuyệt đối tất yêu, hoặc đó là thành phần, hoặc
đó là nguyên nhân của vũ trụ.
Đối nghịch thứ bốn giữa các ý tưởng siêu nghiệm:
Phản đề:
Không đâu có một hữu thể tuyệt đối tất yếu, dầu là trong vũ trụ, dầu là
ngoài vũ trụ xét như là nguyên nhân của vũ trụ.
Chính đề. — Họ chứng minh thế này: Vũ trụ là một toàn thể những hiện
tượng, tức những sự vật bất tất, sinh sinh diệt diệt. Các sự vật bất tất này
phải dựa trên một hữu thể tất yếu như dựa trên nền tảng của chúng ; nếu
không, ta không thể giải nghĩa sự hiện hữu nhất thời và bất tận của chúng.
Vậy cần thiết phải nhận có một hữu thể tuyệt đối tất yếu trong vũ trụ.
Phản đề. - Họ lập luận như sau: Cho rằng vũ trụ là một hữu thể tất yếu,
hay cho rằng có một hữu thể tất yếu đi nữa thì: một là phải công nhận có
một khởi thủy tuyệt đối, nghĩa là một cái gì không cổ nguyên nhân ; nhưng
ta không thể chấp nhận điều này vì trái với luật thiên nhiên; - hai là nhận
rằng toàn thể vũ trụ tất yếu, nghĩa là tất cả các hiện tượng trong thiên nhiên
đều không có khởi thủy, không có nguyên nhân ; nhưng như thế lại càng phi
lý hơn. Vậy phải công nhận có một hữu thể tuyệt đối ở ngoài vũ trụ chăng?
Nhưng nếu ở ngoài thì hữu thể này hành động thế nào trong vũ trụ được ?
Vì nếu hành động thì hành động của nó diễn ra trong thời gian và không
gian, và như vậy là ở trong vũ trụ rối! Thế là lại mâu thuẫn. Cho nên kết
luận phải nhận rằng: dầu trong vũ trụ hay ngoài vũ trụ không đâu có một
hữu thể tuyệt đối tất yếu.
* * *
Sau khi lần lượt khảo sát tất cả những lập luận của các phái Vũ trụ học
duy lý (mà ông cũng gọi là vũ trụ học giáo điều), Kant đưa ra hai nhận định