Phản đề:
Không có tự do nào hết, và tất cả các sự vật trong vũ trụ đều phát sinh
theo những định luật của thiên nhiên.
Chính đề. — Họ chứng minh lập trường của họ như sau: Theo những
định luật của thiên nhiên, mọi vật xuất hiện trong vũ trụ đều giả thiết một
nguyên nhân. Nhìn vào toàn thể vạn vật trong vũ trụ, ta chỉ thấy những khởi
điểm thứ đệ (commencements subalternes), nghĩa là những cái sinh ra cái
khác nhưng chính mình chúng cũng do những cái khác nữa mà ra, chứ ta
không thấy một khỏi điểm uyên nguyên nào hết. Như vậy nói “tất cả các
hiện tượng nhân quả đều nằm trong các định luật của thiên nhiên” là nói
một câu mầu thuẫn: mâu thuẫn vì lui lại chỗ hiện tượng nguyên thủy, ta
thấy: một là nó có nguyên nhân trong thiên nhiên, thì nguyên nhân đó lại
cần một nguyên nhân đi trước nó, và như thế nó chưa phải là nguyên nhân
trên hết, - hai là ta phải công nhận một nguyên nhân ngoài vũ trụ: đó là
nguyên nhân tự do, theo nghĩa nó không đứng vào chuỗi những sự vật bị
chi phối bởi nguyên lý nhân quả trong thiên nhiên.
Phản đề. — Phía này đối đáp ngay rằng: Giả thử có một nguyên nhân tự
do như thế, thì đó không thể gọi là một nguyên nhân, vì nguyên nhân là cái
gì được xác định bởi nguyên lý nhân quả. Vậy nguyên nhân siêu việt đó
hoàn toàn ở ngoài luật nhân quả của thiên nhiên; còn như nếu nguyên nhân
này cũng bị xác định theo định luật thiên nhiên, thì không còn là nguyên
nhân tự do nữa. Tự do và thiên nhiên là hai cái đối nghịch nhau, một đàng
chịu quyền và một đàng vượt trên những định luật. Thiên nhiên gây thắc
mắc và khó khăn cho ta, vì nhìn thiên nhiên ta muốn ngược dòng lên tới chỗ
uyên nguyên của các hiện tượng, nhưng khả năng con người, với hữu hạn
của trực giác, lên làm sao được chỗ uyên nguyên đó? Dầu sao thiên nhiên
có thể được coi là một hệ thống bảo đảm sự duy nhất của kinh nghiệm và
tính chất nhất tề của các định luật. Còn như nguyên nhân tự do kia, theo
phía phản đề, chẳng qua chỉ là một quan niệm, một ảo tưởng có thể xoa dịu
sự đòi hỏi của lý trí, nhưng chính nguyên nhân tự do này sẽ phá vỡ nguyên