TRIẾT HỌC KANT - Trang 326

lòng thành cũng gọi là thiện ý, và coi sinh hoạt đạo đức là một cái gì có bản
chất trong tâm hồn”

[202]

. Như vậy đối với Kant tất cả những cái ta gọi là tốt

đều có thể trở thành xấu, chẳng hạn hiền hậu có thể trở thành dung túng, và
điềm tĩnh có thể trở thành lạnh lùng nơi những người tàn ác

[203]

. Còn nói gì

của cải và tài ba, tiền tài có thể làm ám muội lương tâm, thay đen đổi trắng
và tài ba có thể được sử dụng vào những mưu đồ ác ôn. Vậy duy thiện chí
được coi là tốt luôn và tốt một cách tuyệt đối.

Sao Kant dám quyết rằng thiện chí có bản chất tốt tuyệt đối? Thưa vì nó

tốt không do những đối tượng ta nhắm khi hành động, nhưng chỉ tốt vì hành
vi của ta được coi là tốt
và hợp lý. Đầy là một sự tốt của hình thức. Bao lâu
ta còn hành động vì những mục tiêu thường nghiệm, nghĩa là hành động để
được lợi ích này, ưu đãi kia, thì hành động của ta chưa chắc đã hợp lý và do
lòng thành ; còn khi ta chỉ nhìn vào hành vi của mình hay hành vi của người
khác một cách tuyệt đối, xem hành vi đó có chính đáng không, thì khi đó ta
mới chắc mình hành động theo lý trí. Bởi vậy Kant viết: “Thiện chí không
được coi là thiện vì những gì nó thể hiện, cũng không phải vì nó giúp ta dễ
dàng đạt được mục tiêu ta theo đuổi, nhưng nó được coi là thiện vì hành
động ước muốn (par le vouloir même) của ta, nghĩa là nó tốt tự nó: bởi thế,
xét theo bản chất của nó, nó phải được coi là quý giá vô cùng, hơn cả những
gì ta có thể nhờ nó mà thực hiện hòng thỏa mãn một xu hướng, hoặc thỏa
mãn tất cả các xu hướng đi nữa”

[204]

.

Nhân câu trên đây của Kant, Gs Alquié nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa

nền đạo đức của Kant và quan niệm đạo đức của triết Hy Lạp: triết Hy Lạp
đặt sự thiện ở ngoài lý trí như một đối tượng, chính sự thiện lôi kéo tâm hồn
ta, cho nên sự thiện là một đối tượng; trái lại Kant đặt sự thiện vào trong
tâm hồn con người vì sự thiện chỉ là tên gọi của thành tâm và thiện ý. Trong
ý này, ta sẽ thấy ông nối con người tốt không phải là người hành động theo
bổn phận
(agir coníbrmément au devoir) nhưng là người hành động vì bổn
phận
(agir par devoir): hành động theo bổn phận là hành động theo những
tôn chỉ do người khác đặt cho ta, hoặc ta để ý đến công luận khi hành động,
còn như hành động vì bổn phận là hành động vì chính ta ý thức rằng đó là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.