được cho nên Kant gọi đó là tâm trí đạo đức bình dân. Tuy nhiên, như
Alquié lưu ý ta về điểm này, ý thức bình dân chỉ là khuôn thước đúng như
khi nó được lọc sạch những gì là vụ lợi và tình cảm: “Nhà đạo đức học
không phải thêm gì vào ý thức bình dân hết. Óc phán đoán đạo đức đã có
sẵn trong tâm trí rồi. Nhà đạo đức học chỉ cần gạn lọc lấy yếu tố đạo đức
cho hoàn toàn trong sạch, trong sạch đặc biệt, rồi phân tích để nhìn ra
những điều kiện tiên thiên của nó. Có thế, và chỉ có thế, đạo đức học mới
được coi là xây dựng trên lý trí thuần túy”
Như vậy ý thức đạo đức phải hoàn toàn dựa trên lý trí, không được dựa
trên tình cảm và những dự tính thường nghiệm bị pha phôi dục vọng và tư
lợi. Nhưng làm sao có thể chỉ dựa trên lý trí như vậy ? Để trả lời, Kant đã
không đưa ra những lý luận, nhưng đưa ra sự kiện mà ông gọi là “sự kiện
của lý trí” (fait de raison), tức sự kiện ai cũng nghiệm thấy cái luật đạo đức
kia in sâu trong lòng mình và cái luật này không cần ai dạy cho con người
hết. Ông bàn tỉ mỉ như sau: thử so sánh một mệnh đề hình học với một
mệnh đạo đức, ta thấy ngay tính chất vừa thực hành vừa tuyệt đối của mệnh
đề đạo đức. Chẳng hạn khoa hình học bảo: trên đường kính của hình tròn 0,
nếu ta vẽ hai hình tam giác nội tiếp ANB và AMB, chúng ta sẽ có một hình
vuông nội tiếp AMBN. Như vậy hình vuông này chỉ có tính chất giả thiết,
nếu làm thì có như vậy. Trái lại tính chất thực hành của những mệnh đạo
đức thì luôn có tính cách tuyệt đối, vô điều kiện: cho nên trong mỗi hoàn
cảnh, ý thức đạo đức truyền ta phải hành động thế này thế kia, và lệnh
truyền này không có tính cách giả dịch (như kiểu: nếu anh làm thì sẽ được
ích lợi này ích lợi kia), nhưng có tính cách tuyệt đối, nghĩa là nhất định phải
làm ; dầu phải đau khổ và thiệt hại cũng phải làm. Kant gọi đó là “sự kiện
của lý trí”. Và ông tiếp: “Lý trí thực hành trực tiếp ra lệnh cho ta. Ý chí
được quan niệm như độc lập đối với những điều kiện thường nghiệm, do
đấy nó được gọi là ý chí thuần túy, hoàn toàn được quyết định theo hình
thức của luật đạo đức: nguyên tắc quyết định được coi là điều kiện tối cao
của tất cả các tôn chỉ này. Đầy là một điều kỳ diệu, ta không thấy một
trường hợp nào khác tương tự như thế trong lãnh vực tri thức thực hành.