Đây ta quan niệm có thể có một quy chế phổ quát, mà nói quan niệm tức
nói một cái gì giả thiết thôi, thế nhưng quy luật kia lại đòi ta tuân theo một
cách tuyệt đối, không cho ta được dựa vào kinh nghiệm hoặc dựa vào ý chí
bên ngoài nào hết. Hơn nữa đây không phải là một lời truyền như kiểu hễ
làm là được một hậu quả mong muốn đâu, nhưng đây là thứ quy luật quyết
định cho ý chí ta một cách tiên thiên, duy bằng hình thức của các tôn chỉ
tôi. Người ta gọi ý thức về quy luật nền tảng này là sự kiện của lý trí, bởi vì
không thể dùng những lập luận để rút nó ra từ những dữ kiện trước kia của
lý trí, thí dụ rút ra từ ý thức ta có về tự do, nhưng nó bắt ta công nhận nó
như một mệnh đề tổng hợp tiên thiên, tức thứ mệnh đề không dựa trên một
trực giác nào hết, dầu là trực giác thuần túy hay trực giác quan”
Nên tìm hiểu chắc chắn về cái Kant gọi là “sự kiện của lý trí” để dễ theo
những trình bày của ông sau. Trong đoạn văn trích dẫn, có hai điểm được
các học giả lưu ý: trước là “lý trí thực hành trực tiếp ra luật cho ta nơi lãnh
vực đạo đức”, và “sự ra luật ở đây có tính chất một phán đoán hoàn toàn
dựa trên hình thức của quy luật, chứ không dựa trên một kinh nghiệm hoặc
một ý chí bên ngoài nào hết”. Nơi điểm thứ nhất, Kant nhấn mạnh vào tính
chất duy lý của hành vi đạo đức: tri thức khoa học luôn đòi khía cạnh thực
nghiệm, cho nên Kant đã hết sức chống lại tri thức khoa học khi tri thức này
muốn bỏ lãnh vực thực nghiệm để leo lên lãnh vực siêu việt của lý trí thuần
túy, còn đây nơi lãnh vực siêu hình, tức lãnh vực sinh hoạt đạo đức, thì ông
lại nghiêm nghị chê trách những tham gia của thực nghiệm. Tại sao? Tại vì
hễ con người để cho cảm giác và cảm tính nhúng tay vào những quyết định
của hành vi đạo đức, thì liều mình hành vi đó sẽ bị lái sang những nẻo sai
lệch do sự sui siểm của tự ái và tư lợi. Bởi vậy trong lãnh vực đạo đức,
không những lý trí một mình qui định mọi hành vi của ta, mà còn phải quy
định trực tiếp, không được nhận sự tham gia của cảm giác và thực nghiệm.
Nhân đó Kant nói: “lý trí phải quyết định theo hình thức của quy luật”.
Quyết định theo hình thức của quy là quyết định một cách tuyệt đối, bất xét
trong hoàn cảnh nào, bất luận chủ thể hành động là ai, là người thân hay là
thù địch. - Điểm thứ hai cần ghi nhớ trong “sự kiện của lý trí” là lương tâm,