TRIẾT HỌC KANT - Trang 336

thiết chỉ gồm những quy tắc hành động bắt nguồn nơi khả năng ước muốn
hạ đảng.
Bởi vậy, một là phải nhận rằng không có khả năng ước muốn
thượng dẳng, hai là phải công nhận rằng lý trí thuần túy tự nó có thể thực
hành, nghĩa là nó không cần đến một tình cảm nào hết, không cần một biểu
tượng nào về thích hay không thích, bởi vì những biểu tượng này xét như
chúng là chất thể thì sẽ luôn là điều kiện thường nghiệm của những quy tắc:
vậy lý trí phải có thể chỉ lấy nguyên hình thức của quy luật thực hành để
định đoạt cho ý chí”

[219]

. c. - Trên đây Kant vừa quả quyết bản chất của

khả năng ước muốn thượng đẳng tức bản chất của ý chí đạo đức đích thực,
quyết định theo lý trí thôi, không được cho cảm xúctrí năng tham gia
vào bằng bất cứ cách nào: khi ý chí tự quyết định theo lý trí như vậy, thì nó
phán quyết theo “hình thức của quy tắc thực hành”, nghĩa là phán quyết một
cách tuyệt đối, chứ không nhắm một hoàn cảnh cụ thể nào hết: như vậy nó
nói lên bổn phận mà bất cứ ai, tôi hay người thù địch của tôi, đều phải thực
hành để xứng là người đạo đức. Như thế ta hiểu tại sao Kant không những
chê trách những phán đoán do cảm xúc và tình cảm, và ông còn lên án
những phán đoán pha phôi, vừa do lý trí vừa do tình cảm.

Nhớ lại vai trò của mỗi tài năng trong con người, bản năng có chức vụ lo

vấn đề sinh tồn cùng là thỏa mãn những xu hướng căn bản của con người,
còn lý trí thì lo đến sinh hoạt đạo đức của con người, Kant có lý để tố cáo
những phán đoán pha phôi mà ông không ngần ngại gọi là những “luân
thường lai” (moeurs bâtardes),
còn nguy hiểm hơn cả những thứ luân lý mà
ta biết rõ là xấu. Ồng viết: ‘Ý thức về bổn phận, tức ý thức đạo đức, khi
không bị nhiễm bởi những sở thích thường nghiệm thì sẽ có một uy quyền
vô cùng lớn lao đối với lương tâm con người khi con người biết nhìn vào lý
trí: uy quyền này vô cùng lớn hơn những lý do mà người ta có thể gặp trong
lãnh vực kinh nghiệm. Đã ý thức được bản chất cao quý của ý thức đạo đức
như vậy, tự nhiên chúng ta sẽ khinh bỉ những lý do thường nghiệm kia.
Thay vào ý thức đạo đức đó, ta thử đưa ra một học thuyết luân lý có vẻ lai,
pha trộn những duyên do của tình cảm và của xu hướng với những ý tưởng
của lý trí, tất lòng ta sẽ lưỡng lự giữa những lý do như thế vì lòng ta không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.