TRIẾT HỌC KANT - Trang 334

Còn như khi chính lòng ta đang buồn bực chán nản, ta lại thấy đương sự
không đáng thương về tình cảm, nhưng ta thành tâm ra tay giúp đỡ người
đó chỉ vì thấy có bổn phận giúp đồng bào. Hành vi này đáng gọi là đạo đức,
vì là hành vi “vì bổn phận”

[215]

.

Hành động nguyên vi bổn phận là hành động theo lý trí. Và đó là hành

động đạo đức thực sự. Tất cả nguy hiểm trong lãnh vực đạo đức đều do phía
cảm giác và thường nghiệm. Như vậy lập trường của Kant rất rõ rệt: lý trí,
và chỉ mình lý trí là khả năng phán đoán đạo đức, và trong việc phán đoán
này lý trí phải tuyệt đối gạt bỏ mọi tình cảm và thực nghiệm, nghĩa là không
được nhìn vào các đối tượng của hành động, nhưng chỉ nhìn hình thức
thuần túy của hành động thôi.

B.- Kant thường nói đến hai khả năng ước muốn, tức hai hình thức của lý

trí nơi con người ta: một là khả năng hạ đảng của ý chí dựa vào những tình
cảm và cảm giác để quyết định, hai là khả năng thượng đẳng của ý chí dựa
vào những phán đoán của lý trí để quyết định. Kant viết “Tất cả các quy tắc
thực hành chất thể đều đặt nguyên tắc quyết định của ý chí nơi khả năng
ước muốn hạ đẳng, và nếu không có một quy luật hoàn toàn hình thức của ý
chí
để đủ sức quyết định ý chí, thì ta không thể công nhận có khả năng ước
muốn thượng đẳng”

[216]

. Để chứng minh phần trên của câu dưới đây, ông

đưa ra nhận định: nhiều triết gia được coi là sâu sắc mà cũng không biết
phân biệt thế nào là khả năng hạ đẳng và thế nào là khả năng thượng đẳng
của ý chí. Họ cho rằng hành động theo cảm giác là hạ đẳng và hành động
theo trí năng là thượng đẳng. Nhưng, đối với Kant, tất cả các quy tắc thực
hành nhắm những đối tượng cụ thể đều bị ông liệt vào loại “những nguyên
tắc thực hành chất thể” (règles pratiques matérielles), và bị xếp vào loại hạ
đẳng, dầu chúng bắt nguồn nơi cảm giác hay bắt nguồn nai trí năng (vì trí
năng là khả năng tiếp nhận những đối tượng thực nghiệm). Chỉ khi những
quy tắc hành động của ta bắt nguồn nơi lý trí, ta mới có thể quyết chắc rằng
chúng ngay chính và thuộc loại thượng đẳng của ý chí. Giáo sư Deleuze đã
khéo tóm tắt ý tưởng của Kant trong một câu: “Khả năng ước muốn có thể
có một hình thức thượng đẳng: đó là khi nó không bị chi phối bởi những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.