TRIẾT HỌC KANT - Trang 335

cảm nghĩ về đối tượng (dầu là đối tượng cảm xúc hay đối tượng tinh thần),
nghĩa là khi ý chí không bị chi phối bởi một tình cảm khoái hay khổ liên
can đến ý nghĩ về các đối tượng đó: ý chí chỉ là thượng đẳng khi bị chi phối
bởi nguyên hình thức của quy luật thôi. Hình thức thuần túy này là hình
thức của quy luật phổ thông. Quy luật đạo đức truyền ta phải quan niệm tôn
chỉ hành động của ta như nguyên tắc của một pháp chế phổ thông”

[217]

.

Tóm lại khi các phán đoán về hành vi mà có nhắm một đối tượng cụ thể,

dầu là đối tượng vật chất hay đối tượng tinh thần, thì đều đáng nghi ngờ là
không ngay chính. Trường hợp điển hình là thuyết Epicure, một học thuyết
đạo đức lấy hạnh phúc làm tiêu chuẩn hành động. Hạnh phúc do Epicure
chủ trương không phải là vui thú nhục dục như nhiều người tưởng lầm,
nhưng là sự an vui thư thái. Dầu vậy thuyết Epicure cũng phản đạo đức, vì
“nếu công nhận với Epicure rằng nhân đức thuyết phục được ta cũng là vi
hạnh phúc mà nhân đức hứa cho ta, thì ta sẽ không có quyền chê trách ông
đã coi sự vui thích kia như cùng bản tính với những thỏa thích thô tục nhất
của giác quan. Theo sự ta có thể hiểu biết về ông, thì ông đã tìm ra nguồn
gốc những biểu tượng về hạnh phúc nơi khả năng thượng tầng của tri thức ;
tuy nhiên điều này không tránh cho ông và không thể tránh cho ông nghĩ
rằng những vui thú do các biểu tượng kia
(mặc dầu những biểu tượng đó có
vẻ tinh thần) gây nên, cũng không khác gì các loại thú vui khác: nhờ những
thú vui đó mà những biểu tượng kia đã thuyết phục được ý chí”

[218]

. Như

vậy, tất cả mọi thú vui, dầu là thứ vui tỉnh thần của Epicure, đều chung
nhau một nguồn gốc là cảm giác. Sở dĩ thế vì mặc dầu nấp sau những hình
thức cảm nghĩ và những biểu tượng có vẻ tinh thần đi nữa, nhưng vì những
biểu tượng này có nhắm một đối tượng thường nghiệm, mà đối tượng như
thế nhất thiết có âm hưởng trên sinh hoạt cảm xúc của ta, cho nên phải coi
tất cả những phán đoán đạo đức bị chi phối bởi hạnh phúc như thế là hạ
đẳng và thiếu ngay chính.

Để kết thúc phần phê bình các học thuyết xây đạo đức trên tình cảm và

hạnh phúc, Kant viết: “Dầu người ta có dùng đến trí năng và lý trí đi nữa,
hễ đã lấy hạnh phúc làm nguyên tắc thì, đối với ý chí, nguyên tắc này nhất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.