TRIẾT HỌC KANT - Trang 419

Thứ đến là trường hợp những bổn phận của tôi đối với tha nhân. Giả thử

tôi dùng lời hứa hão để bắt tha nhân phục vụ quyền lợi của tôi; hành động
như thế, tôi đã coi tha nhân như một phương tiện và không đoái hoài gì đến
địa vị cứu cánh tự thân của họ. Tóm lại mỗi khi ta “phạm đến tự do hoặc
quyền tư hữu của người khác, ta đã phạm đến quyền lợi của họ và như vậy
ta đã chỉ coi họ như là phương tiện cho ta thôi”

[279]

.

Trường hợp thứ ba là những hành động tuy không bắt buộc, nhưng có

tính cách thăng hoa con người chúng ta: chẳng hạn học hỏi để trở thành
người thức giả và khôn ngoan hơn. Đây là những việc nên làm lắm, mặc
dầu không có tính cách cưỡng bách. Theo Kant thì con người phải hướng
tới một sự toàn hảo thêm mãi, cho nên “nếu bỏ qua không làm những việc
khả dĩ thăng tiến con người, chúng ta không chống lại sự bảo tồn nhân tính,
nhưng đã chống lại sự thăng tiến của con người”. Nói cách khác, nếu coi
nhân tính là một cứu cánh tự thân, chúng ta phải làm tất cả những gì có sức
làm cho nhân tính trở nên toàn thiện toàn mỹ hơn, nếu không ta tỏ ra chỉ
chú trọng về những lợi ích bên ngoài và coi nhẹ chính nhân tính của ta.

Trường hợp sau cùng liên can đến những bổn phận có công trạng

(méritoire) đối với tha nhân. Đầy là những bổn phận không thực sự bó
buộc, nhưng chỉ khuyên làm thôi: thí dụ tương trợ, cứu trợ. Nếu ta chỉ
không làm hại tha nhân, thì sự tôn kính nhân tính nơi tha nhân mới chỉ là
thái độ tiêu cực. Như thế không đủ cho sự tiến triển và hạnh phúc của con
người. Vậy tôi “phải coi những mục tiêu của tha nhân như chính là mục tiêu
của tôi”, nghĩa là phải làm cho tha nhân tất cả những gì tôi muốn được
người khác làm cho tôi trong những hoàn cảnh như thế: đó là coi nhân tính
như cứu cánh tự thân.

Nhìn lại những trình bày trên đây, ta thấy Kant đã gần như bỏ lãnh vực

thuần túy của lý trí để bước vào lãnh vực cụ thể của sinh hoạt con người.
Alquié lưu ý chúng ta về chỗ Kant không còn dùng danh từ “lý trí thuần
túy” hay là “ ý chí thuần túy”, nhưng ông đã dùng chữ “con người” (nơi
nguyên tắc a trên đây) và chữ “nhân tính”, bản tính con người. “Kiểu nói
của Kant đã thể hiện một sự đảo ngược. Sự kính trọng phải có đối với quy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.