TRIẾT HỌC KANT - Trang 420

luật đạo đức này trở thành sự tôn kính phải có đối với chính bản tính con
người, mà bản tính này bao hàm một cái gì ngoài lý trí thuần túy nữa. Nếu
không, chắc Kant đã chỉ dùng chữ “hữu thể có lý trí” hoặc “lý trí” thôi, chứ
tại sao ông phải dùng chữ “con người”? Vậy mà ông đã dùng chữ “con
người”,
và ông cũng nói “nhân tính”“nhân vị”. Rõ ràng ai cũng thấy
những chữ này không thể thu gọn trong chữ lý trí. Bởi vậy đây không còn là
lý trí mà thôi, nhưng còn là hiện hữu của con người, xét như đó là một giá
trị tuyệt đối”

[280]

. Kant đã dẫn chúng ta đi hẳn một vòng, từ chỗ khước từ

cảm năng và lý trí cùng với tất cả những gì là thường nghiệm, không chấp
nhận cho những yếu tố thường nghiệm dự phần vào bản chất của con người
xét như con người chỉ là ý chí thuần túy, đến chỗ lại trở về với bản chất cụ
thể của con người là một sinh hoạt, một hiện hữu (existence). Cái vẻ nghịch
lý của triết Kant ở chỗ đó, và ý nghĩa sâu xa của nó cũng ở đó: triết Kant
vừa có vẻ quá “siêu”, nhưng thực ra nó rất cụ thể và nhân vị: ta đã thấy ông
không chấp nhận cho con người quyết định theo giác quan và dư luận,
nhưng cũng nên nhớ rằng ông không chấp nhận cho con người quyết định
theo qui ước hay là theo giáo dục, theo gương sáng người khác hay theo
những luật lệ mà một số tôn giáo đặt ra. Trong mỗi hoàn cảnh và mỗi khi
phải quyết định, con người phải hành động làm sao để hành động của mình
được coi là là quy luật phổ thông cho mọi người: đó là “thâu gồm cái đặc
thù vào trong cái phổ quát”,
và đó mới thực là “làm cho tôn chỉ hành động
của mình hoàn toàn thích ứng với quy luật đạo đức phổ quát”. Kính trọng
quy luật đạo đức là kính trọng nhân tính ở nơi mình và ở nơi tha nhân. Kính
trọng quy luật đạo đức và thực hành theo quy luật đó, là tự trọng vậy.

Giải thích những ý tưởng trên đây, giáo sư Alquié đã viết mấy lời nồng

nhiệt sau đây, giống như một bài ca tôn vinh nhân vị con người: “Đây
không phải là một cứu cánh mà tôi phải thể hiện, nhưng là một cứu cánh mà
tôi phải tôn kính.
Đây không phải là một mục tiêu hoặc một sự thiện mà tôi
có thể sở đắc, nhưng đây là một cứu cánh mà tôi phải đứng đó để kính
phục.
Cứu cánh mà Kant nói đây không phải thứ cứu cánh tôi có thể đạt tới
hay chinh phục được; đúng hơn, đó là một cứu cánh mà tôi không có quyền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.