TRIẾT HỌC KANT - Trang 45

đàng khác Kant không muốn cho triết học bị chi phối bởi những định đề
của thuyết Duy tâm, một thuyết đã gán cho con người những khả năng mà
thực ra con người không bao giờ có được. Người ta đã nhiều lần gọi triết
Kant là “triết học về nhiệm vụ” với nghĩa rằng Kant muốn con người tránh
cả hai con đường làm sẵn của Duy nghiệm và Duy trí. Duy nghiệm muốn
con người chỉ là cảm giác, là phản ứng, hoàn toàn sống theo kích thích của
ngoại vật, không cần suy tính chi hết: theo ý đó, con người sẽ hoàn toàn tất
định như các vật khác trong thiên nhiên. Nhưng Duy tâm cũng nguy hiểm
không kém: từ Platon đên Descartes, triết Tây phương vẫn dành cho con
người quá nhiều khả năng tri thức, đồng thời Socrate lại dành cho con
người quá nhiều “tính bản thiện” đến nỗi theo ông và truyền thống Hy lạp
thì “người phạm tội chỉ là một người thiếu tri thức chính xác”. Theo hướng
này, con người đã quá lâu lầm tưởng mình là một vị thần sa cơ, từ trời rơi
xuống cõi trần. Kant đã ra sức phá đổ những mơ hồ đó: ông dạy cho con
người biết mình chỉ có thể có tri thức con người, một tri thức giới hạn và
bắt đầu với kinh nghiệm giác quan. Con người không có tri thức của thần
linh, và cũng không có tri thức về thần linh (linh hồn và Thượng Đế) nếu tri
thức được hiểu theo nghĩa tri thức thực nghiệm của khoa học. Đừng vội
tưởng rằng làm thế Kant đã thu hẹp giá trị tinh thần của sinh hoạt con
người. Trái lại, vì tri thức thuộc lãnh vực tri giác, cho nên tri thức khoa học
luôn có tính chất tất định; còn như tri thức ta có về thiện ác và sinh hoạt đạo
đức (về linh hồn và Thượng Đế) thì siêu việt và tự do, chứ không tất định
như tri thức khoa học thực nghiệm. Kant nói: giả tỉ sinh hoạt đạo đức của ta
cũng bị chi phối bởi tri thức thực nghiệm thì đó không làm vinh dự con
người, nhưng sẽ đặt con người đồng hàng với những chiếc máy và những
con vật trong lãnh vực thiên nhiên và của luật tất định.

Kant có đạt được nguyện vọng đó không ? Muốn trả lời một cách công

bình, cần phải hiểu hệ thống triết học Kant đã. Và hệ thống đó được ông
xây dựng nơi ba cuốn Phê bình căn bản của ông. Chúng ta sẽ theo cùng một
đường lối và trật tự như Kant. Chúng ta sẽ lần lượt bàn đến ba vấn đề then
chốt của triết học Kant về con người. Trước hết là vấn đề tri thức: tri thức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.