Nhìn lại ta thấy Kant đã lần lượt trình bày thế nào là một tri thức thuần
túy, một tri thức tổng hợp tiên thiên, và sở dĩ có khoa Toán học thuần túy vì
ta có khả năng hình dung một cách tiên thiên các hình của hình học cùng là
những tương quan của các hình đó. Vì ta hình dung vạn vật và các hình thể
theo cách thức nhận thức của cảm giác ta, nên tri thức của ta là tri thức hiện
tượng, nghĩa là ta chỉ tri thức sự vật xét như nó có tương quan với cảm giác
ta thôi, chứ ta không biết gì về bản tính tuyệt đối của nó. Thực ra như Kant
sẽ trình bày sau này, con người không phải là thần linh, nên con người
không có tri thức thuần lý. Con người chỉ có tri thức hiện tượng, một tri
thức khả giác.
C. TÍNH CHẤT KHOA HỌC CỬA KHOA VẬT LÝ HỌC THUẦN
TÚY
Cũng như nơi những nghiên cứu của ông trên kia về Toán học thuần túy,
mục đích của Kant khi nghiên cứu về khoa Vật lý thuần túy ở đây không là
gì khác ngoài sự tìm hiểu khả năng tri thức con người. Khác và hơn một
điều là với khoa Vật lý ông đi thẳng vào lãnh vực những thực tại khả giác,
tức lãnh vực kinh nghiệm của giác quan. Như vậy chúng ta tiến thêm bước
nữa gần khoa Siêu hình học, vì khoa Siêu hình học là khoa đặt nền cho
những thực tại của thế giới hữu hình. Tất cả cuốn Phê bình lý trí thuần túy
có thể được coi là một thiên biện luận về tri thức vật lý học. Ngay nơi phần
nhập đề, Kant đã nêu lên vấn đề căn bản: “Làm sao có thể có khoa vật lý
thuần túy ?”. Để trả lời, ông đã lần lượt trình bày về bản chất của tri thức
thực nghiệm, sau đó ông tiến sang vấn đề then chốt, tức vấn đề khoa Vật lý
học thuần túy. a) Trước hết nên nắm vững những quan niệm cơ bản như:
bản chất sự vật, bản thể, nguyên nhân, kinh nghiệm v.v... Tư tưởng của
Kant rải rác trong bài Tựa và phần Nhập đề cuốn Phế bình lý trí thuần túy
cũng như trong cuốn Sơ luận. Sau đây là những nét chính.
Về bản tính, hay bản chất sự vật. Kant viết: “Bản tính vạn vật là sự hiện
hữu của vạn vật xét như sự hiện hữu này được xác định bằng những định
luật phổ quát. Bởi vì nếu danh từ bản tính có nghĩa là sự vật tự thân, thì
chúng ta không thể biết gì về các vật đó dù là cách tiên thiên hay cách hậu