án để xác định quyền hạn của lý trí con người. Nhân đó, việc xem xét tính
chất và nguồn gốc của Toán và Vật lý học nên được coi là những chuẩn bị
cần thiết.
Làm sao có thể có khoa Toán học thuần túy ? Kant trả lời: “Chúng ta
đứng trước một tri thức vĩ đại đã được minh chứng sự bao la của nó thực là
đáng kể và nó còn hứa hẹn một sự phát triển vô hạn trong tương lai. Nó đạt
được tính chất chắc chắn hoàn toàn, nghĩa là một sự tất yếu tuyệt đối, bởi vì
nó không dựa trên một nền tảng thường nghiệm nào hết: nó là một sản
phẩm thuần túy của lý trí, đồng thời nó có tính chất tổng hợp”
. Nhưng
nếu là thuần túy, nghĩa là nếu không dựa trên kinh nghiệm thì Toán học lấy
đâu ra những hình để làm đối tượng nghiên cứu ? Hỏi thế vì trực giác là đối
diện với một đối vật. Kant vẫn hãnh diện rằng đây là lần đầu tiên trong lịch
sử loài người một người đã nghiên cứu đến nguồn ngọn của khả năng tri
thức con người. Về vấn đề làm sao có thể có trực giác thuần túy, Kant trả
lời: “Nếu trực giác của ta là biểu tượng những vật tự thân, thì ta có thể có
trực giác thường nghiệm thôi, không thể có trực giác tiên thiên. Sự thực thế
nào ? Sự thực chúng ta chỉ biết vạn vật theo phương diện chúng ảnh hưởng
đến cảm giác của ta chứ ta không biết gì về bản tính tự thân của chúng”.
Nói cách khác, ta chỉ biết vạn vật theo như chỗ ta có kinh nghiệm giác quan
về chúng, còn bản tính tuyệt đối của chúng là gì ta không biết. Tuy nhiên
cảm giác của ta cũng có hai thứ: cảm giác thường nghiệm và cảm giác
thuần túy. Cảm giác thường nghiệm, tức thông thường, là tất cả những gì ta
cảm thấy về phẩm tính sự vật như nóng, lạnh, to, bé V.V.. Còn cảm giác
thuần túy là khả năng cảm thọ của ta. Kant gọi đó là cảm năng thuần túy
của ta (sensibilité pure), nhờ nó mà ta lãnh hội được hình thù và sự chuyển
động của vạn vật. Dưới đây, trong Chương II, chúng ta sẽ có dịp bàn giải
đầy đủ về cảm năng thuần túy này. Đại để cảm năng này có hai hình thức:
không gian và thời gian. Trước đây các triết gia vẫn coi không gian và thời
gian là những thuộc tính của vạn vật, hoặc coi đó là những thực tại tự thân,
trái lại Kant coi đó chỉ là những hình thái của cảm năng ta: không gian là
khả năng của ta để hình dung các vật ở ngoài ta, thời gian là khả năng của ta