là một hành vi duy nhất, mặc dầu cái nhìn của tôi đã lướt qua nhiều yếu tố
khác nhau. Làm sao có thể có sự duy nhất này? Đó là do khả năng tổng hợp
thuần túy của trí năng. Vậy chính khả năng tổng hợp thuần túy này được
Kant gọi là thông giác thuần túy, và thông giác thuần túy là nguồn mạch và
là khả năng cho phép ta có những thông giác thường nghiệm, nghĩa là có
khả năng lãnh hội và tri thức vạn vật. Đó là ý nghĩa câu: “Nguyên tắc tối
thượng để ta có thể có trực giác, đúng như cảm giác học siêu nghiệm đã
chứng minh, là cái hỗn mang của trực giác phải chịu những điều kiện mô
thức của không gian và thời gian. Cũng nguyên tắc tối thượng đó, đối với trí
năng, đòi buộc cái hỗn mang của trực giác phải chịu quyền những điều kiện
của sự tổng hợp nguyên thủy của thông giác. Nhờ không gian và thời gian,
các biểu tượng có thể trở thành dữ kiện cho ta; nhờ thông giác, chúng được
liến kết lại trong một cái nhìn của ý thức”
Một cách cụ thể Kant gọi thông giác là cái “Tôi tưởng” (le Je pense) mà
ta thấy có trong tất cả mọi tri thức con người, mọi câu nói và mọi ý nghĩ của
ta. Chẳng hạn khi nói: “Hôm nay trời đẹp quá”, nếu phân tích đầy đủ ta sẽ
thấy đó là một phán đoán, một ý nghĩ, một cái “Tôi tưởng”. Cho nên nếu
viết hết sức đầy đủ, thì câu trên này sẽ là: “Tôi nghĩ rằng hôm nay trời đẹp
quá”. Người xưa thường bắt đầu thiên sách bằng chữ “rằng”. Chẳng hạn
Descartes viết nhan đề chương III cuốn “Những suy niệm siêu hình học” là:
“Que Dieu existe. Ràng có Thượng Đế”. Viết thế, họ có ý hiểu ngầm rằng:
(Tôi tưởng) rằng có Thượng Đế. Thực ra cái “Tôi tưởng” này tượng trưng
cho ý thức suy tưởng của ta, nó luôn kèm theo bất cứ hành vi suy nghĩ hay
cảm nghĩ nào của ta: “Cái Tôi tưởng nhất định đi kèm tất cả mọi biểu tượng
của tôi, nếu không thì sẽ phải nhận rằng trong tôi có những biểu tượng mà
tôi không biết... Nói cách khác, chính bởi vì tôi có khả năng thâu gồm trong
mỗi cái nhìn của ý thức tất cả những gì là hỗn mang nơi các biểu tượng kia,
nên tôi mới gọi chúng là những biểu tượng của tôi; nếu không, tôi sẽ có một
bản ngã cũng hỗn mang và tạp nhạp đủ mầu như nơi các biểu tượng mà tôi
đã ý thức. Sự tổng hợp và duy nhất hóa cái hỗn mang là một dữ kiện