(theo luận ý), chứ không phải một mệnh đề tổng hợp (thực nghiệm) như
người ta tưởng
. Thấy trứng, ta quyết có con gà đẻ ra nó và ta có thể tìm
ra con gà nào đẻ trứng đó. Còn như nói “từ quả trứng này, ta có thể ngược
lên tới nguyên nhân trên hết của nó” thì lại chỉ là một nguyên tắc và một ý
niệm thôi, vì câu thứ hai này không bao hàm một kinh nghiệm khả hữu nào
về nguyên nhân tối cao hết. Tóm lại ta không thể ngược lên tới nguyên thủy
của thời gian, và cũng không thể đạt tới biên giới của không gian: hơn nữa
ta không thể có biểu tượng nào về sự vũ trụ có hay không có khởi thủy, có
hay không có giới hạn.
Nhưng tại sao ta không thể có biểu tượng đó? Kant trả lời một cách chí
lý: “Để giải quyết vấn đề vũ trụ, ta cần phải xem sự ngược dòng kia có phải
là ngược lên tới chỗ vô cùng (régression à riníini), hay chỉ là ngược lại vô
định (régression indéíinie)? về vũ trụ, tôi chỉ có quan niệm thôi, không có
tri giác nào khác ngoài cái biểu tượng về sự đi ngược từ những hiện tượng
khả nghiệm tới những toàn thể tuyệt đối của kinh nghiệm. Thực ra sự đi
ngược này chỉ có nghĩa là dầu có ngược lại bao nhiêu trong chuỗi những dữ
kiện thường nghiệm, chúng ta vẫn không thấy một biên giới tuyệt đối nào
hết, nhưng chỉ thấy rằng mỗi dữ kiện đều có nguyên nhân của nó đi trước.
Vậy sự ngược lại mãi mãi một cách vô định như thế không cho ta một biểu
tượng xác định nào về vũ trụ hết, và ta phải phân biệt nó với một sự ngược
lại tới cái vô cùng
.
Kant quan niệm cái vô cùng như một biểu tượng tích cực, còn cái vô định
chỉ biểu tượng một cái gì mung lung tiêu cực. Thành thử, một cái thực tế,
nhìn vào biểu tượng ta có về vũ trụ, cũng như các biểu tượng ta cò về không
gian và thời gian, ta phải công nhận rằng đó không phải là những biểu
tượng rõ ràng và tích cực, nhưng chỉ là những biểu tượng tiêu cực và thiếu
nội dung xác định. Do đấy ta không thể có tri thức đích thực nào về vũ trụ
có khởi thủy hay không, có giới hạn hay không.
TIẾT III: Ý THỂ CỦA LÝ TRÍ THUẦN TÚY