đây, ta có ý thức chắc chắn rõ ràng về quy luật đạo đức, nhưng lại không có
một trực giác nào về nó, dầu là trực giác thường nghiệm, dầu là trực giác
thuần túy. Thì đã có đâu mà trực giác được. Ta phải tự quyết, và do sự quyết
định của ta thì mới có hành vi sinh hoạt của ta là thứ hành vi diễn ra trong
thế giới. Jaspers có lý khi nói rằng mỗi quyết định hành động của ta là một
sáng tạo, một bắt đầu tuyệt đối. Tạo hóa sáng tạo nên vũ trụ, con người
sáng tạo nên hành vi của mình nơi vũ trụ và những hành vi này giúp vào
việc hoàn tất công việc sáng tạo của Tạo Hóa nơi vũ trụ.
Trở lại tính chất hình thức của quy luật đạo đức. Ta thấy hình thức đầy
đồng nghĩa với siêu nghiệm và siêu việt. Tính cách hình thức của quy luật
đạo đức có giống mà cũng có khác với tính cách hình thức của tri thức khoa
học. Giống nhau, vì cả hai cùng hàm nghĩa một khuôn mẫu tuyệt đối và tiên
thiên, không do kinh nghiệm mà có nhưng kinh nghiệm phải nhờ nó mới có
thể có được. Nhưng khác ở một điểm lớn lao: trong khi tri thức khoa học
phải được áp dụng nơi các khoa học thực nghiệm, thì quy luật đạo đức lại
áp dụng cho sinh hoạt của những vật tự thân, gồm tất cả những hữu thể có
lý trí, con người và thần thánh. Đó là ý nghĩa câu trên đây “nguyên tắc hình
thức đó được truy nhận là quy luật bởi tất cả những hữu thể có lý trí”. Tuy
nhiên Kant cũng phân biệt đôi chút về sự áp dụng phổ quát này. Trước là
đối với con người: con người có ý chí thuần túy, nhưng ý chí này không
phải là ý chí thánh thiện (volonté sainte), theo nghĩa con người vừa nhìn
thấy nẻo tốt vừa nhìn thấy nẻo xấu nữa, cho nên ý chí con người không
nhứt mực lành thánh như ý chí thần linh; bởi vậy “ đối với con người, quy
luật đạo đức là một mệnh lệnh, truyền khiến một cách nhất thiết bởi vì quy
luật có tính chất tuyệt đối”
. Còn như đối với ý chí của Thượng Đế là ý
chí được coi là không bao giờ chấp nhận điều tà, cho nên phải gọi đó là ý
chí thánh thiện. Và “sự thánh thiện đặt Ngài lên trên mọi quy luật có tính
chất cưỡng bách, và như vậy Ngài ở trên mọi ràng buộc của bổn phận”
Các tác giả thường tóm tắt tư tưởng này của Kant bằng câu: “Con người
vừa có quyền lợi vừa có bổn phận, còn Thượng Đế không có bổn phận mà
chỉ có quyền lợi”. Chúng ta đừng quên điểm chính của học thuyết Kant ở