TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1051

rằng, để thúc đẩy con người hành thiện, thì phải hứa hẹn cho họ một hạnh phúc
đời đời, đổi lại những khoái lạc tạm thời mà đôi khi họ buộc phải hy sinh.

Ổn định nguyên lý này rồi, tinh thần tôi rút ra từ đó những hậu quả và tôi nhận
thấy rằng mọi quy ước ở đó quyền lợi riêng gặp xung đột với quyền lợi chung,
luôn luôn bị vi phạm, nếu những nhà lập pháp đã không luôn luôn đề xuất những
đền bù lớn cho đức hạnh; và đối với cái khuynh hướng tự nhiên thúc đẩy con
người đến việc tiếm quyền, họ đã không ngừng đắp đập be bờ bằng sự đe doạ của
nhục hình hay việc làm mất danh dự: như vậy tôi thấy rằng việc thưởng phạt là
hai sợi dây duy nhất nhờ đó họ cầm cương sao cho những quyền lợi riêng hoà vào
với quyền lợi chung, và từ đó tôi kết luận rằng những luật lệ, được tạo ra vì hạnh
phúc của mọi người, sẽ không được ai tuân thủ, nếu các quan toà không được
trang bị sức mạnh cần thiết đủ để bảo đảm việc thi hành (4). Không có sức mạnh
đó, những luật lệ, bị xâm phạm bởi đa số, sẽ bị từng mỗi cá nhân vi phạm - mà
điều này cũng là đúng thôi - bởi vì, những luật lệ chỉ có công ích như là cơ sở để
biện minh, nên nếu, vì sự vi phạm chung, những luật lệ này trở nên vô ích, thì
ngay từ lúc đó, chúng trở nên vô hiệu và hết còn là luật lệ; mỗi người lại trở về
với những quyền đầu tiên của họ; mỗi người chỉ tham vấn nơi quyền lợi riêng của
mình, nó có lý để cấm anh ta tuân thủ những luật lệ đã trở thành là có hại cho kẻ
nào là người duy nhất tuân thủ chúng. Và đó là lý do, nếu, vì sự an toàn trên
những con đường lớn, người ta cấm không ai được mang vũ khí đi lại trên đường,
và rằng, vì thiếu lực lượng hiến binh, những con đường lớn bị nạn dịch trộm cướp
hoành hành; rằng luật lệ đó, như vậy, là không chu toàn được mục đích; tôi nói
rằng một người có thể không những đi trên đường với những vũ khí và vi phạm
quy ước này hay luật lệ này mà không phạm vào bất công mà rằng ngay cả anh ta
không thể tuân thủ luật lệ này mà không điên rồ. (5).

HELVÉTIUS, Về tinh thần, Q.III, ch. 4.

1. Rousseau phủ nhận mọi tính đạo đức nếu nó phát sinh từ nguồn gốc này (xem
Émile, Q.IV, Lời tuyên xưng niềm tin của cha xứ Savoie).

2. Nó được soi sáng nếu chúng ta nghĩ đến tương quan của nó với quyền lợi
chung.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.