ai đã biết tư tưởng của Chúa? Ai đã làm cố vấn cho Người? Ai đã cho Người
trước, để Người phải trả lại sau? Vì muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người
mà tồn tại và quy hướng về Người. Xin tôn vinh Thiên Chúa đến muôn đời! A-
men.
b. Chính vì theo ý kiến này mà Kant chỉ có thể cứu vãn ý tưởng tự do như là định
đề của lý trí thực tiễn (Xem: Những nền tảng của Siêu hình học về phong tục hay
phê phán lý tính thuần tuý, phần lời tựa cho ấn bản lần thứ hai).
Quyền lợi bản thân, suối nguồn duy nhất của những đức hạnh nơi chúng ta
Từ nguyên lý tâm lý về cảm tính thể lý phái sinh từ một nền đạo đức học về
quyền lợi bản thân/ quyền lợi riêng (l’intétêt personnel). Được soi sáng bởi kiến
thức, quyền lợi này sẽ thấy hoặc là sự hoà hợp với quyền lợi chung (l’intérêt
général) trong khi bao trùm nó hoặc khác biệt với nó thì cũng điều kiện hoá nó,
hoặc là sự bất hoà hợp và lúc đó không gì sẽ ngăn cản sự thực hiện quyền lợi bản
thân, nếu không phải là sự sợ hãi những chế tài, điều này cũng lại xác định cho
nó. Ở đây, bước đi rất gần với hướng đi của Locke (Trong Tiểu luận về trí tuệ con
người, Q.II), trừ đi việc cầu cứu đến một Đấng Tối cao điều lý luật tự nhiên.
Một khi đạt đến chân lý này, tôi dễ dàng khám phá ra suối nguồn những đức hạnh
của con người; tôi thấy rằng, nếu không có cảm giác với đau khổ và khoái lạc
thân xác, thì con người không dục vọng, không đam mê, dửng dưng với mọi sự,
có lẽ đã không biết gì đến quyền lợi bản thân; và rằng, nếu không vì quyền lợi
thiết thân, con người đã chẳng hợp quần thành xã hội, đã chẳng tạo ra những quy
ước để sống chung với nhau, rằng như thế đã không hề có quyền lợi chung, do
vậy cũng chẳng có hành động nào là công chính hay bất công; và như thế cảm
tính thể lý và quyền lợi bản thân đã là các tác giả của mọi công lý (1).
Chân lý này dựa trên một định lý của người lập pháp: Quyền lợi là thước đo mọi
hành vi con người (l’intérêt est la mesure des actions des hommes); và đàng khác
còn được xác chứng bởi hàng ngàn sự kiện - chứng minh cho tôi thấy rằng, đức
hạnh hay đồi bại tuỳ theo những đam mê hay những thị hiếu riêng của chúng ta
phù hợp hay trái ngược với quyền lợi chung, chúng ta tất yếu hướng về lợi ích
riêng của chúng ta (2) khiến ngay cả nhà lập pháp thiêng liêng (3) cũng đã nghĩ