TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1048

bức tranh thứ nhất, người ta chỉ hy sinh một công dân, và rằng, trong bức tranh
thứ ba, người ta tàn sát đến những năm mươi mạng người: từ đó tôi kết luận rằng
mọi phán đoán cũng chỉ là cảm giác (tout jugement n’est qu’une sensation).

HELVÉTIUS, Về tinh thần, Q.I, Ch.1.

Tự do, sự vận dụng sáng suốt tiềm năng của chúng ta (La liberté, exercise éclairé
de notre puissance)

Thoát ra khỏi những xung đột học thuyết không thể giải quyết về những thuộc
tính của nhân tính, ở đây ý niệm tự do, nhận được một định nghĩa có tính chức
năng và phủ nhận: tự do là sự vận dụng sáng suốt tiềm năng của chúng ta khi
tiềm năng đó không bị ngăn trở. Thế là chúng ta đứng trên lãnh địa đạo đức và
chính trị. Phía bên kia, quan niệm một tự do tuyệt đối giả định một ý chí không
nguyên nhân không động cơ, chuyện này chỉ là một bóng ma của hành động.

Quan niệm duy vật về tự do không phải là vật đối trọng của siêu hình học. Trong
khi chuyển vị vấn đề, quan niệm này cũng làm cạn đi huyền nhiệm của nó.

Con người tự do là con người không bị xiềng xích, không bị giam tù, không bị
doạ nạt, như kẻ nô lệ, bởi sự sợ hãi về những hình phạt; theo nghĩa này, tự do của
con người hệ tại nơi sự vận dụng sáng suốt tiềm năng của mình: tôi nói, tiềm
năng của mình, bởi vì sẽ là chuyện buồn cười nếu coi là không tự do khi chúng ta
không thể xuyên thủng trời mây như cánh chim đại bàng hay vẫy vùng giữa biển
khơi như một kình ngư hay tự phong mình thành vua, thành giáo chủ hay hoàng
đế (1).

Như vậy, chúng ta có một ý tưởng minh bạch về cái từ tự do, hiểu theo nghĩa
thông thường. Nhưng sự việc lại không là như thế khi chúng ta áp dụng cái từ tự
do này cho ý chí. Lúc đó tự do sẽ là gì nào? Người ta sẽ không thể hiểu, bằng cái
từ này, rằng khả năng tự do để muốn hay là không muốn một điều gì; nhưng khả
năng sẽ giả định có thể có những ý chí không nguyên cớ, và do vậy có những
hiệu quả mà chẳng có nguyên nhân. Như vậy, chúng ta cũng phải có thể muốn
điều thiện hay điều ác; một giả định tuyệt đối bất khả (2). Thực vậy, nếu ước
muốn khoái lạc là nguyên lý của mọi tư tưởng và mọi hành động của chúng ta,
nếu mọi người đều liên tục hướng về hạnh phúc - thực sự hay biểu kiến - của họ,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.