TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1046

Là quan trưng thuế vào năm mới 23 tuổi, sớm giao du với giới văn nhân của thời
đại mình, Claude-Adrien Helvétius được Voltaire khuyến khích cầm bút. Việc đọc
Locke đã tạo ra "một cuộc cách mạng trong tư tưởng của ông". Từ năm 1751, ông
chuyên tâm nghiên cứu triết học. Quyển Về tinh thần (1758), tác phẩm duy cảm
giác và vô thần và được coi là duy vật, gây xì-căng-đan trong các môi trường bảo
thủ. Trong thời buổi khủng hoảng dưới sự trị vì của Louis XV, Helvétius bị cả Cơ
mật viện của Hoàng gia lẫn Giáo hội lên án. Về con người (De L’Homme), di tác
của ông khai phá tất cả mọi hậu quả từ những ý tưởng trong tác phẩm trước, được
đề tặng cho Nữ hoàng Catherine Đệ nhị của nước Nga và Hoàng đế Frédéric của
nước Phổ, những bậc minh quân. Sau cái chết của triết gia, phòng khách của phu
nhân Helvétius tiếp đón các nhà ý thức hệ, trong đó có Cabanis, con nuôi của phu
nhân, và vĩnh truyền tư tưởng của Helvétius.

VỀ TINH THẦN (De L’Esprit)

Quá nhiều những học thuyết đã tiền giả định một bản tính đặc thù của tinh thần
thay vì chỉ nghiên cứu nó trong các hoạt động như cảm thụ, hoài niệm, phán
đoán. Được lãnh hội từ bên ngoài, như thế, tinh thần chỉ là một nơi tiếp tục với
thân xác, một sản phẩm của cảm tính vật lý chung nơi tất cả mọi con người được
tổ chức tốt và chỉ có một hiệu quả của nền giáo dục được tiếp thu nó phân biệt họ
với nhau. Từ đó phái sinh trong mọi hành động vai trò trung tâm, cà về đạo đức
lẫn chính trị, của quyền lợi riêng tư được hiểu cách đúng đắn nên không còn là
đáng khinh nữa. Cái vẻ tự tin bình thản của bản văn này càng góp phần làm cho
các đối thủ của Helvétius tức điên lên.

Phán đoán là cảm nhận (Juger c’est sentir)

Đối với những người duy linh (spiritualistes) thì phán đoán (nhận dạng một đối
vật) là đặc tính của tinh thần và ngay cả cảm giác cũng đòi hỏi phán đoán (tham
chiếu Descartes, "miếng sáp ong", Những Suy niệm siêu hình, Chương II). Ở đây,
trái lại, tinh thần hệ tại chỗ so sánh những cảm giác và những ý tưởng của chúng
ta, nghĩa là nhìn ra những chỗ giống nhau và những chỗ khác nhau, những chỗ
tương thích và bất tương thích mà chúng có với nhau. Và chính sự so sánh này
cũng là cảm giác hay hồi ức của cảm giác. Vậy là một chủ nghĩa cảm giác minh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.