2. Những nhà duy cơ giới (Boerhaave) áp dụng cơ học vào việc nghiên cứu cơ thể
người.
3. Họ chỉ ra - chống lại những người theo Descartes - sự khó khăn khi quan niệm
tinh thần không vật chất.
DIỄN TỪ KHAI ĐOAN (Discours préliminaire)
Bản văn này được viết vào năm cuối đời của La Mettrie biện hộ cho tự do tư
tưởng chống lại những mê tín, những tín điều và những uy quyền chính trị và tôn
giáo. Sự phục hồi phẩm giá cho thân xác, sự thoả mãn điều độ những dục vọng đã
ném trả tính nguỵ thiện của những nền đạo đức cưỡng chế (morales de contrainte)
và cho thấy bản chất đích thực của một nền đạo đức tự nhiên hoà nhã (une douce
morale naturelle) và tình liên đới nhân loại (la solidarité des hommes).
Viết triết học, là truyền giảng chủ nghĩa duy vật (Écrire en philosophie, c’est
enseigner le matérialisme)
Trong những thời đại mà việc giảng dạy đạo đức phái sinh từ tôn giáo, nhà tư
tưởng tự do (le libre penseur) thường bị coi là vô đạo đức và nguy hiểm. Cũng
như Bayle, La Mettrie bác khước lời trách cứ này. Người vô thần, duy vật vẫn có
thể là những con người rất đàng hoàng, lương thiện: họ có sở thích về chân lý và
tìm kiếm - mà không lên giọng rao giảng kiểu cao đạo - những nguyên nhân của
các hành vi con người.
Song nhiệt tình của câu chuyện lại điểm một thoáng u buồn: vẻ trầm mặc kia phải
chăng cũng là sự im lặng của một thiểu số bất lực?
Sự lý luận có thể nào lại trở thành nguy hiểm, kẻ vốn chưa bao giờ theo phe phái
nào, chẳng làm kẻ vô thần cực đoan, cũng chẳng làm nhà thần học cao đạo? (1)
Hãy bước vào trong một chi tiết lớn hơn, để chứng minh một cách rõ ràng hơn
rằng nền triết lý táo bạo nhất vẫn không hề ngược lại với phong hoá tốt đẹp và
không hề kéo theo bất kỳ nguy cơ nào khiến người ta phải hoảng sợ (2).
Có gì là xấu ác, tôi xin hỏi những kẻ thù lớn nhất của tự do tư tưởng và tự do viết
lách, có gì là xấu khi chấp nhận cái có vẻ là đúng, cái gì có vẻ là khôn ngoan và