nhiên (sensualisme net) nhưng là một chủ nghĩa duy vật mặc nhiên (matérialisme
implicite): phải chăng chỉ vì sợ kiểm duyệt?
Khi tôi phán đoán độ lớn hay màu sắc của những đối vật mà người ta trình ra cho
tôi, hiển nhiên là phán đoán hướng về những ấn tượng khác nhau mà các đối vật
này đã tạo ra trên các giác quan của tôi, chỉ là một cảm giác. Tôi có thể nói: tôi
phán đoán hay tôi cảm thấy thì cũng thế. Trong đại đa số trường hợp phán đoán
chỉ là cảm thấy. Vậy mà, phán đoán, là nhìn thấy trong những hoàn cảnh khác
nhau, rằng sức mạnh thường là sẽ phản bác lại, khi vấn đề là phán đoán xem, nơi
một ông vua, thì đức công chính có phải là đáng quý hơn lòng tốt hay không thì
người ta còn có thể tưởng tượng rằng một phán đoán vẫn chỉ là một cảm giác?
Có lẽ ý kiến này thoạt tiên có vẻ là một điều nghịch lý. Tuy nhiên, để chứng minh
chân lý của nó, chúng ta hãy giả thiết trong một con người sự hiểu biết về những
điều gọi là thị phi, thiện ác và rằng con người này còn biết là một hành động là
xấu ít hay nhiều tuỳ theo nó làm hại nhiều hay ít đến hạnh phúc của xã hội. Trong
giả thuyết này, nhà thơ hay nhà hùng biện phải dùng đến nghệ thuật nào để làm
cho thấy rõ hơn rằng đức công chính đáng quý hơn lòng tốt nơi một ông vua, sẽ
giữ cho quốc gia có nhiều công dân hơn?
Nhà hùng biện sẽ trình bày ba bức tranh cho trí tưởng tượng của chính người đó,
trong một bức, ông sẽ vẽ ra cho anh ta thấy một ông vua công chính kết án và ra
lệnh hành hình tên tội phạm; trong bức thứ nhì, ông vua nhân từ, ra lệnh mở
phòng biệt giam tên tội phạm này, mở xiềng xích cho nó; trong bức thứ ba, ông
miêu tả cũng chính tên tội phạm này, ngay khi vừa rời phòng giam, đã vơ lấy một
con dao và chém giết liền một lúc năm mươi công dân lương thiện: vậy mà, có
người nào, khi nhìn thấy ba bức tranh này, mà không cảm thấy rằng đức công
chính, bằng cái chết của một người, ngăn ngừa cái chết của năm mươi người
khác, đức công chính ấy nơi một ông vua, thì đáng quý hơn là lòng nhân từ. Tuy
nhiên phán đoán này thực ra cũng chỉ là cảm giác. Thực vậy, nếu vì thói quen nối
kết một vài ý tưởng với một vài từ ngữ, người ta có thể, như kinh nghiệm chứng
minh, khi đập vào tai một số âm thanh nào đó, kích thích nơi chúng ta gần như
cùng những cảm giác như người ta cảm thấy chính sự hiện diện của các vật; hiển
nhiên là đối với việc trình bày ba bức tranh này, phán đoán rằng, nơi một ông
vua, đức công chính đáng quý hơn lòng nhân từ, là cảm nhận và thấy rằng, trong