TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1148

mặc dầu họ hiểu khác nhau nhiều lắm-về cuộc cách mạng Cô_péc_níc-vốn là một
yếu tố cũng cốt yếu của chủ nghĩa phê phán.

Cuộc cách mạng trong cách suy tư (Đức: Umnderung in der Denkungsart -Pháp:
La révolution dans la manière de penser)mà Kant là người khởi xướng hệ tại chỗ
-chúng ta nên nhớ -theo khuôn mẫu sự đảo ngược viễn tượng đề xướng bởi
Copernic, người-như Kant đã giải thích trong bài tựa năm 1787 của quyển Phê
phán lý tính thuần tuý - thấy rằng người ta không thể đạt đến việc giải thích
những chuyển động của bầu trời bằng cách cho rằng nguyên cả đạo quân những
vì sao di chuyển chung quanh người quan sát, đã tìm cách thử xem, không chừng
có thể thành công hơn, khi cho chính người quan sát quay chung quanh những
tinh tú đứng yên. Cuộc "cách mạng Copernic" trong triết học tiến hành một cuộc
khuynh đảo tương tự khi mời ta quy về cho chủ thể cái mà triết học trước kia quy
về cho khách thể; tất nhiên không phải để loại trừ mọi thực tại bên ngoài tinh thần
mà chỉ để mang tri thức về chủ thể năng tri, còn đối tượng sở tri về những điều
kiện khả hữu của chính tri thức. Như thế, và chỉ như thế, mà thực tại của một tri
thức tiên thiên (connaissance a priori) và tuy nhiên, có tính tổng hợp, về các đối
vật mới có thể được giải thích. Hoàn toàn bất khả niệm nếu như tinh thần chỉ làm
có mỗi việc là phản ánh các sự vật, tri thức này được giải thích một cách rất tự
nhiên nếu như chính tinh thần định ra những quy luật cho sự vật, và nếu như, hậu
quả là, sự vật mà chúng ta liên hệ đến, trong tri thức, không phải là sự vật như nó
hiện hữu tự thân (la chose telle qu’elle existe en soi) mà chỉ là đối vật của kinh
nghiệm, đối tượng mà cảm tính của chúng ta tiếp thu theo những mô thể tiên
thiên của cảm tính và như trí tuệ suy tư nó theo những phạm trù tạo thành những
điều kiện cho tư tưởng về đối tượng khả hữu.

Trong tri thức luận của mình, khi làm cho đối tượng quay quanh chủ thể chứ
không còn để chủ thể quay quanh đối tượng như trước kia, Kant đã phục hưng sự
tự trị và tầm lớn lao của tinh thần trong trật tự lý thuyết; nhưng cuộc cách mạng
đáng kể này còn tiếp tục trong trật tự thực tiễn, Kant thiết lập sự tự trị của lý trí
thực tiễn, việc tự lập pháp của lý trí và đặt tự do vào nền tảng của nghĩa vụ đạo
đức. Như thế trong trật tự của tri thức cũng như của hành động, chủ thể thấy mình
được công nhận như là hữu thể cốt yếu là tự trị.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.